TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI/ CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC
Loại đề tài: Chuyên đề khoa học
Tên chuyên đề: “Nội dung giảng dạy kỹ năng nhận diện tâm lý người đi khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn tiếp xúc ban đầu của chuyên đề “Quy trình và kỹ năng tiếp công dân”
Chủ nhiệm chuyên đề: ThS. Phạm Thị Thùy Dương
Chức vụ: Giảng viênKhoa Nghiệp vụ Giải quyết khiếu nại, tố cáo
Điện thoại: 092. 612. 966
Đơn vị chủ trì đề tài: Khoa Nghiệp vụ Giải quyết khiếu nại, tố cáo, Trường Cán bộ Thanh tra
Thời gian thực hiện: 8 Tháng (Từ tháng 04/2018 đến tháng 11/2018).
1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng công tác giảng dạy, nâng cao kỹ năng biên soạn tài liệu, giáo án của giảng viên, tiến tới có thể làm tư liệu biên soạn tài liệu tham khảo, từ đó góp phần nâng cao kỹ năng tiếp công dân cho cán bộ tiếp công dân, cán bộ thanh tra. Qua đó phát huy những điểm tích cực và đưa ra giải pháp đổi mới, bổ sung nội dung giảng dạy kỹ năng cơ bản nhận diện tâm lý người đi khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn tiếp xúc ban đầu của chuyên đề Quy trình và kỹ năng tiếp công dân của Trường Cán bộ Thanh tra.
2. Nội dung chính
Chuyên đề khoa học bao gồm 3 phần:
Phần 1. Một số vấn đề về kỹ năng nhận diện tâm lý người đi khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn tiếp xúc ban đầu
Phần 2. Tình hình thực hiện giảng dạy kỹ năng nhận diện tâm lý người đi khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn tiếp xúc ban đầu
Phần 3. Một số giải pháp bổ sung, đổi mới nội dung giảng dạy kỹ năng nhận diện tâm lý người đi khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn tiếp xúc ban đầu.
3. Kết quả chính đạt được
Việc giảng dạy, bồi dưỡng kỹ năng nhận diện tâm lý người đi khiếu nại, tố cáo cho cán bộ thanh tra, cán bộ tiếp công dân thường xuyên rất quan trọng, vì kỹ năng nhận diện tâm lý là kỹ năng không thể thiếu được trong hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác tiếp công dân.
Qua nghiên cứu “Nội dung giảng dạy về kỹ năng nhận diện tâm lý người đi khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn tiếp xúc ban đầu của chuyên đề Quy trình và kỹ năng tiếp công dân”, được nghe đóng góp của các đồng chí, đồng nghiệp thông qua hội thảo, qua ý kiến của các đồng chí trong Hội đồng nghiệm thu chuyên đề khoa học đã định hướng, chỉ ra. Bản thân tôi đã tiếp thu, chỉnh sửa, chỉ ra được mục đích, vai trò, đặc điểm của kỹ năng nhận diện tâm lý người đi khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn tiếp xúc ban đầu của quá trình tiếp công dân, những căn cứ, yêu cầu, nội dung giảng dạy, bồi dưỡng kỹ năng nhận diện tâm lý người đi khiếu nại, tố cáo cho cán bộ tiếp công dân thường xuyên tại Trường Cán bộ Thanh tra.
Cuối cùng, tác giả mạnh dạn đề xuất hai giải pháp:
1. Giải pháp trước mắt
Bổ sung nội dung giảng dạy kỹ năng nhận diện tâm lý người đi khiếu nại, tố cáo vào giáo án bài giảng chuyên đề Nghiệp vụ và kỹ năng tiếp công dân trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, nghiệp vụ tiếp công dân.
2. Giải pháp lâu dài
Tác giả đề xuất Ban Giám hiệu, Hội đồng chuyên môn, Hội đồng khoa học Trường Cán bộ Thanh tra nên định hướng cho các giảng viên nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở về nội dung lĩnh vực tâm lý vận dụng vào hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Mặt khác, có thể mời các chuyên gia viết tài liệu tham khảo, viết giáo trình tài liệu, xây dựng chương trình giảng dạy về nội dung vận dụng tâm lý học vào hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo./.
Cơ quan chủ quản: Thanh tra Chính phủ
Giấy phép hoạt động: 46/GP-BC
cấp ngày: 06/5/2015
Nơi cấp: Bộ Thông tin và Truyền thông
Bir hesabınız yoksa, gerekli bilgileri doldurarak Mostbet web sitesine kaydolabilirsiniz.
© 2021 Bản quyền của Trường Cán bộ Thanh tra. Design by tcsoft.vn
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản
(Ghi rõ nguồn https://truongcanbothanhtra.gov.vn nếu sử dụng thông tin từ Website này)