TÓM
TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC
Tên
đề tài: “Đổi mới phương pháp thảo luận trong chương trình đào đạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ thanh tra viên”.
Loại
đề tài: Đề tài khoa học cấp khoa
Chủ
nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Hồng Thúy.
Chức
vụ: Phụ Trách khoa Quản lí Nhà nước & Phòng, chống tham nhũng, Trường Cán
bộ Thanh tra.
Tel: 0912
913 400.
E-mail:
Hongthuythanhtra@gmail.com
Đơn
vị chủ trì đề tài: Khoa Quản lý nhà nước và Phòng, chống tham nhũng, Trường Cán
bộ Thanh tra
Cá
nhân phối hợp thực hiện:
– TS.
Trần Thị Thúy – Khoa Quản lý nhà nước và Phòng, chống tham nhũng, Trường Cán bộ
Thanh tra (thư ký đề tài).
– GV.
Nguyễn Thị Hạnh – Khoa Quản lý nhà nước và Phòng, chống tham nhũng, Trường Cán
bộ Thanh tra.
– ThS.
Phạm Đăng Dũng – Nguyên Trưởng Khoa Nghiệp vụ Thanh tra, Trường Cán bộ Thanh
tra.
Thời
gian thực hiện: 8 Tháng (Từ tháng 04/2015 đến tháng 11/2016)
1. Mục tiêu
–
Làm rõ những vấn đề lý luận về phương pháp thảo luận và đổi mới phương pháp
thảo luận.
–
Phân tích thực trạng phương pháp thảo luận trong chương trình nghiệp vụ thanh
tra viên, qua đó đánh giá những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân tồn tại trong sử
dụng phương pháp thảo luận này.
–
Đề xuất một số phương hướng, giải pháp đổi mới phương pháp thảo luận nhằm nâng
cao chất lượng thảo luận trong chương trình nghiệp vụ thanh tra viên.
2. Nội dung chính
Gồm
3 chương, như sau:
Chương
1. Những vấn đề lý luận chung về phương pháp thảo luận và đổi mới phương pháp
thảo luận trong chương trình đào đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên.
Chương
2. Thực trạng sử dụng phương pháp thảo luận trong chương trình đào đạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên.
Chương
3. Phương hướng, giải pháp đổi mới phương pháp thảo luận trong chương trình đào
đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên.
3. Kết quả chính đạt được
(khoa học, ứng dụng, đào tạo, kinh tế – xã hội, v.v…)
Đề
tài đã làm rõ những vấn đề lý luận về phương pháp thảo luận và đổi mới phương
pháp thảo luận. Trên cơ sở đó, đề tài đã phân tích thực trạng việc sử dụng các
phương pháp thảo luận trong chương trình nghiệp vụ thanh tra viên của Trường
Cán bộ Thanh tra. Sau khi đánh giá những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân, tính
cấp thiết của yêu cầu đổi mới, nhóm tác giả đưa ra đề xuất, kiến nghị cho việc
đổi mới phương pháp thảo luận trong chương trình nghiệp vụ thanh tra viên, như
sau:
Đối
với Nhà trường: Chuẩn hóa giáo trình, tài liệu giảng dạy đáp ứng yêu cầu đối
tượng tham gia đào tạo, bồi dưỡng; Trang bị đầy đủ phương tiện dạy học, thư
viện đa dạng các loại sách, văn bản pháp luật, kết luận thanh tra cũng như tạo
mọi điều kiện để người học có môi trường học tập tốt hơn; Ban Giám hiệu, Hội
đồng chuyên môn, Hội đồng khoa học có những chương trình, kế hoạch để khuyến
khích giảng viên tích cực đổi mới phương pháp thảo luận trong giảng dạy, tạo
mọi điều kiện để giảng viên có cơ hội tiếp cận với thực tiễn (tham gia Đoàn thanh
tra, đi tiếp công dân tại các trụ sở tiếp công dân…); Ban Giám hiệu, Hội đồng
chuyên môn, Hội đồng khoa học hướng dẫn việc xây dựng bài giảng; xây dựng Quy
chế tổ chức thảo luận để thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất, khoa
học.
Đối
với giảng viên: Không ngừng nâng cao học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ lí
luận và thực tiễn về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,
chống tham nhũng. Cần đầu tư nhiều thời gian hơn nữa cho các buổi thảo luận mới
có thể hướng dẫn, giải đáp mọi thắc mắc của học viên hoặc có thể gợi mở, làm
sâu sắc thêm nội dung thảo luận. Lựa chọn nội dung thảo luận gợi ra sự tranh
luận nhằm thu hút sự chú ý, phát huy tính tích cực của học viên, khắc phục sự
nhàm chán, đơn điệu của giờ thảo luận. Những câu hỏi đó phải rõ ràng, ngắn gọn,
phù hợp với nội dung của bài học, phù hợp với học viên. Trong trường hợp giảng
viên phụ trách thảo luận thấy cần bổ sung thêm những câu hỏi thảo luận (mang
tính chất gợi mở, cần đến sự suy luận của học viên) để làm sâu sắc thêm nội
dung bài học thì giảng viên nên gửi câu hỏi trước cho học viên. Phân bổ thời
gian cho mỗi nội dung thảo luận hợp lý, tránh tình trạng hết thời gian mà chưa
thảo luận, giảng dạy hết nội dung. Vận dụng linh hoạt các phương pháp thảo luận
một cách thích hợp, có hiệu quả. Giảng viên tích cực dự giờ, học hỏi kinh
nghiệm của giảng viên khác. Học hỏi kinh nghiệm thảo luận của giảng viên
khác là cách tốt nhất để “gắn lý luận với thực tiễn”, để nắm chắc quy trình,
cách thức tổ chức thảo luận và rút ra kinh nghiệm thảo luận cho bản thân. Nắm
rõ đối tượng tham gia khóa học để có sự phân hóa trình độ nhằm đưa ra những
biện pháp hữu hiệu nhất khi giải quyết các tinh huống xảy ra.
Đối
với học viên: Tích cực tham gia học tập, nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức,
biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện tri thức mới. Chủ động tham gia trao
đổi kinh nghiệm bản thân, kinh nghiệm lĩnh vực công tác nhằm giúp đỡ nhau cùng
tiến bộ hoàn thành tốt khóa đào tạo, bồi dưỡng cũng như có thể tái tạo tốt nhất
tri thức khi trở về cơ quan, đơn vị công tác. Điều phối thời lượng, lực lượng
tham gia thảo luận một cách thuận lợi và phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện
phục vụ tiết học.
Đối
với các khoa chuyên môn cần tích cực xây dựng hoạt động dạy và học bằng tình
huống: Vận dụng bài tập tình huống trong giảng dạy chương trình đào tạo, bồi
dưỡng thanh tra viên là một trong những hướng đổi mới phương pháp thảo luận
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho ngành Thanh tra. Tình
huống phải đáp ứng các yêu cầu: Phù hợp với mục đích, nội dung phần kiến giảng
dạy; được xây dựng gắn với thực tiễn công tác thanh tra ở các cơ quan được giao
thực hiện chức năng thanh tra; phải mang tính phổ biến; có tác dụng kích thích
thái độ học tập tích cực của học viên. Tình huống được xây dựng phải hấp dẫn;
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học viên; tạo ra sự tranh cãi ở học viên
khi giải quyết; không nên cung cấp sẵn cách giải quyết vấn đề đưa ra cũng như
áp đặt suy nghĩ của học viên; Tình huống được xây dựng phải mang tính khái
quát; phải mang lại cho học viên những bài học kinh nghiệm, những kỹ năng chung
để từ đó học viên có thể vận dụng giải quyết những vấn đề cùng loại hoặc có
liên quan thể hiện trong các tình huống muôn màu muôn vẻ của thực tiễn hoạt
động thanh tra; không phải là tập hợp ngẫu nhiên mà là hệ thống tình huống thì
mới đảm bảo mục đích và nội dung giảng dạy; Tình huống được xây dựng với nhiều
mức độ giải quyết khác nhau và phản ánh đúng thực tế và sự phức tạp trong hoạt
động quản lí, trong cuộc thanh tra.
Trên
đây là đề xuất, kiến nghị cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong chương
trình, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên. Đề nghị các khoa chuyên môn
nghiên cứu, ứng dụng vào công tác giảng dạy, thảo luận./.
Cơ quan chủ quản: Thanh tra Chính phủ
Giấy phép hoạt động: 46/GP-BC
cấp ngày: 06/5/2015
Nơi cấp: Bộ Thông tin và Truyền thông
Bir hesabınız yoksa, gerekli bilgileri doldurarak Mostbet web sitesine kaydolabilirsiniz.
© 2021 Bản quyền của Trường Cán bộ Thanh tra. Design by tcsoft.vn
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản
(Ghi rõ nguồn https://truongcanbothanhtra.gov.vn nếu sử dụng thông tin từ Website này)