Ngày 27/10, tại Trường Cán bộ Thanh tra tổ chức hội thảo lấy ý kiến nghiên cứu Đề tài khoa học cấp khoa lần 2 do ThS. Phạm Thị Hường làm chủ nhiệm Đề tài: Xây dựng phương pháp thực hành cho các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Thanh tra.
Tham dự hội thảo có Ban Giám hiệu Trường Cán bộ Thanh tra; Giảng viên 2 Khoa, Trung tâm Tư liệu, Khoa học và Dịch vụ , Phòng đào tạo.
Phát biểu dẫn đề tại hội thảo Ban chủ nhiệm đề tài cho biết trong khuôn khổ hội thảo lần 2. Ban chủ nhiệm mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp đến nhiều khía cạnh, nhiều vấn đề thuộc chủ đề Hội thảo và phạm vi nghiên cứu của Đề tài. Đề tài khoa học cấp khoa: “Xây dựng phương pháp thực hành cho các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Thanh tra” bao gồm những vấn đề như sau: Những vấn đề chung về phương pháp thực hành trong hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ Thanh tra viên, Thanh tra viên chính tại Trường Cán bộ Thanh tra; Thực trạng việc sử dụng phương pháp thực hành tình huống ở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên, thanh tra viên chính của Trường Cán bộ Thanh tra; Định hướng và giải pháp xây dựng phương pháp thực hành cho các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Thanh tra viên, Thanh tra viên chính tại Trường Cán bộ Thanh tra.
Trước đây, phương pháp giảng dạy chủ yếu là thuyết giảng, giảng viên trình bày tuần tự các vấn đề lí thuyết cho học viên. Mặc dù nhiều giảng viên đã có nỗ lực tương tác với học viên, xây dựng bài giảng bằng slide thuyết trình, lấy ví dụ tình huống trực quan, sinh động, nhưng nhìn chung các biện pháp này không thể khắc phục hoàn toàn những hạn chế của phương pháp thuyết giảng, đó là nặng về lí thuyết, thiếu liên hệ thực tiễn, thiếu gợi mở. Để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy trong giai đoạn hiện nay Nhà trường thực hiện chương trình mới thay đổi nội dung từ việc cung cấp kiến thức sang tăng cường kỹ năng, tăng thời lượng trong bồi dưỡng, giảm giờ lý thuyết trên lớp, tăng giờ thảo luận, thực hành, kỹ năng nghề nghiệp, xử lý các tình huống trên thực tế. Qua đó, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của công chức ngành thanh tra khi tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng tại trường. Hiện nay, Nhà trường đã tổ chức thí điểm cho các học viên vận dụng những kiến thức lý luận đã được trao đổi để thực hành, xử lý các tình huống trong thực tiễn công tác như: Thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng.
Tuy nhiên, việc thực hành mới đang ở giai đoạn thí điểm ở một số lớp trong hệ bồi dưỡng Thanh tra viên, Thanh tra viên chính nên phương pháp tổ chức thực hành còn nhiều khó khăn, lúng túng như việc thực hành ở các lớp học trực tiếp khác với thực hành ở lớp học online, đánh giá việc thực hành của học viên trên các tiêu chí cụ thể gì, có cho điểm cụ thể không. Vì vậy, yêu cầu đặt ra trong thời gian tới đó là cần phải có phương pháp thực hành để đạt hiệu quả cao trong quá trình bồi dưỡng tại Trường Cán bộ Thanh tra.
Tại buổi hội thảo, Hiệu trưởng cũng mong muốn Ban chủ nhiệm Đề tài khoa học cấp khoa: “Xây dựng phương pháp thực hành cho các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Thanh tra” cần bám sát thực tế nhằm đưa ra các giải pháp mang tính ứng dụng cao của Đề tài.
Các ý kiến góp ý tại buổi hội thảo cũng tập trung vào phần thực trạng và các giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc thực hành tình huống. Qua các ý kiến góp ý, ban chủ nhiệm đề tài đã nghiêm túc tiếp thu và tiếp tục hoàn thiện các nội dung nghiên cứu.
Cơ quan chủ quản: Thanh tra Chính phủ
Giấy phép hoạt động: 46/GP-BC
cấp ngày: 06/5/2015
Nơi cấp: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền của Trường Cán bộ Thanh tra. Design by tcsoft.vn
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản
(Ghi rõ nguồn http://truongcanbothanhtra.gov.vn nếu sử dụng thông tin từ Website này)