TÓM TẮT KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC
Tên đề tài: “Xây dựng
phần mềm trong quản lý và tra cứu danh mục tài liệu thư viện Trường Cán bộ
Thanh tra”.
Loại đề tài: Đề tài
khoa học cấp Phòng
Chủ nhiệm đề tài: TS.
Trần Thị Thanh Hà; Tel: 091258222363;
E-mail:
hatran126@gmail.com
Cơ quan chủ trì đề
tài: Trường Cán bộ Thanh tra
Cơ quan và cá nhân
phối hợp thực hiện:
– Bà Trần Thị Thanh
Hà – Phó Trưởng phòng KHTT&TL;
– Ông Nguyễn Duy
Dương – Chuyên viên Phòng KHTT&TL;
– Ông Nguyễn Quang
Thái – Giám dốc, CÔNG TY TNHH TM VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM TCSOFT;
– Bà Vũ Thị Mai Hương
– Thư viện viên, Phòng KHTT&TL;
– Bà Nguyễn Thị Thùy
Trang – Chuyên viên, Phòng KHTT&TL.
Thời gian thực hiện:
Từ tháng 5/2015 đến tháng 12/2015.
1. Mục tiêu
Ứng dụng công nghệ
thông tin vào quản lý và tra cứu danh mục tài liệu thư viện nhằm góp phần đổi
mới và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng ở Trường Cán bộ Thanh tra hiện
nay.
2. Nội dung chính
Chương 1. Cơ sở lý luận
chung về xây dựng phần mềm trong quản lý và tra cứu danh mục tài liệu thư viện
1.1. Quan niệm về xây
dựng phần mềm trong quản lý và tra cứu danh mục tài liệu thư viện
Phần mềm trong quản
lý và tra cứu danh mục tài liệu thư viện là một phần, một công đoạn của thư viện
điện tử. Thư viện điện tử và thư viện số là một loại hình thư viện đã tin học
hóa toàn bộ hoặc một số dịch vụ thư viện. Là nơi người sử dụng có thể tới để
tra cứu, sử dụng các dịch vụ thường làm như với một thư viện truyền thống nhưng
đã được tin học hóa. Như vậy, thư viện số có thể bao gồm nhiều bộ sưu tập số
theo các chủ đề khác nhau.
1.2. Mục tiêu xây
dựng phần mềm quản lý và tra cứu tài liệu thư viện
– Góp phần nâng
cao năng lực nghiên cứu và giảng dạy của đội ngũ giảng viên và chất lượng
đào tạo của Nhà trường.
–
Phần mềm trong quản lý và tra cứu danh mục tài liệu tạo ra một môi trường và cơ
hội bình đẳng rộng mở cho tất cả mọi người đều có thể sử dụng nguồn tài liệu
học tập bởi nó không bị giới hạn về không gian và thời gian.
– Tính linh hoạt và
khả năng đáp ứng của Phần mềm trong quản lý và tra cứu danh mục tài liệu trong
đào tạo thể hiện ở chỗ một bản tài liệu số có thể cùng lúc phục vụ cho nhiều
đối tượng khác nhau, không phụ thuộc vào số lượng người dùng, thời gian
và vị trí địa lý của người học.
–
Tính hiệu quả của Phần mềm trong quản lý và tra cứu danh mục tài liệu là tiết
kiệm thời gian và kinh phí. Hơn hết là giúp cho người dùng tìm được dễ dàng
thuận tiện, tiết kiệm được thời gian, tiền bạc trong việc tìm thông tin.
– Phần
mềm trong quản lý và tra cứu danh mục tài liệu sẽ phục vụ có hiệu quả hơn cho
việc đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo. Giúp cho người học chủ động trong
việc sắp xếp thời gian học tập, họ không phải đến thư viện cũng có thể lấy được
danh mục tài liệu qua hệ thống mạng thông tin ở mọi lúc, mọi nơi.
– Trong điều
kiện còn thiếu nguồn tài liệu tham khảo học tập in giấy, thì việc có thêm giải
pháp tài liệu số hóa sẽ giúp cho người học có thêm nhiều lựa chọn để phục vụ
cho kế hoạch học tập của cá nhân.
– Phần mềm trong quản
lý và tra cứu danh mục tài liệu góp phần giải phóng kiến thức, mở rộng đối
tượng phục vụ: Phạm vi phục vụ các tài liệu của thư viện không bị bó hẹp trong
khuôn viên của Nhà trường mà nó vươn tới các vị trí địa lý khác.
– Phần mềm trong quản
lý và tra cứu danh mục tài liệu là lựa chọn tối ưu để bảo tồn được lâu dài các
tài liệu quý hiếm, ngăn chặn những rủi ro hủy hoại do thời gian, thiên tai, khí
hậu và tần suất sử dụng.
1.3. Nguyên tắc xây
dựng phần mềm quản lý và tra cứu danh mục tài liệu thư viện
– Tính hữu dụng
– Đáp ứng nhu cầu nội
bộ
– Đáp ứng việc mở
rộng danh mục tài liệu mới
– Sao lưu các danh
mục tài liệu liên quan đến bản gốc
– Sao lưu danh mục
tài liệu quý hiếm
– Chuyển đổi nhận thức
1.4. Nội dung quản lý
và tra cứu tài liệu thư viện
1.4.1. Quy trình để
xây dựng một xây dựng Phần mềm quản lý và tra cứu danh mục tài liệu bao gồm 2
bước
1.4.2. Lựa chọn tài
liệu đầu vào
1.4.3. Số hoá nguồn
danh mục tài liệu
1.4.4. Lựa chọn công
nghệ
1.4.5. Nội dung quản
lý và tra cứu tài liệu thư viện
1.4.5.1. Mô hình thư
viện số
1.4.5.2. Chức năng
của thư viện điện tử.
a. Tìm kiếm tài liệu
b. Phần trang chủ khi
ở trạng thái chưa đăng nhập
1.4.5.3. Phần quyền
a. Đăng nhập với
quyền cán bộ thư viện
b. Đăng nhập với
quyền cao nhất (admin)
c. Đăng nhập với
quyền bạn đọc
d. Đối với độc giả
không có ba quyền trên thì chỉ được phép tra cứu tài liệu để xem không có chức
năng mượn sách
Chương 2. Thực trạng
quản lý danh mục tài liệu thư viện ở Trường Cán bộ Thanh tra
2.1. Thực trạng quản
lý và tra cứu danh mục tài liệu thư viện ở Trường Cán bộ Thanh tra
2.1.1. Đặc điểm chung
2.1.2. Thực trạng
công tác quản lý và tra cứu tài liệu
2.1.2.1. Công tác
quản lý tài liệu thư viện
2.1.2.2. Công tác tra
cứu tài liệu thư viện hiện nay
Bước 1: Học viên
trình thẻ học viên cho Thủ thư
Bước 2: Thủ thư hướng
dẫn học viên tìm tài liệu cần mượn trên giá tài liệu
Bước 3: Học viên đăng
ký tài liệu mượn cho Thủ thư vào sổ và ký mượn
Bước 4: Học viên trả
tài liệu cho thư viện
2.2. Những ưu điểm,
hạn chế và nguyên nhân tồn tại trong quản lý và tra cứu tài liệu thư viện ở
Trường Cán bộ Thanh tra hiện nay
2.2.1. Ưu điểm
– Tạo điều kiện cho
người đọc được tiếp xúc trực tiếp với tài liệu.
– Cán bộ thủ thư tạo
“chiếc cầu” nối liền người đọc với vốn tài liệu.
– Bạn đọc có cơ hội tiếp cận trực tiếp với nguồn học liệu.
2.2.2. Hạn chế và
nguyên nhân
2.2.2.1. Hạn chế
– Thứ nhất, việc tra
cứu danh mục tài liệu gần như không diễn ra.
– Thứ hai, học viên
chủ động tìm kiếm tài liệu sẽ làm xáo trộn trật tự sắp xếp tài liệu trên các tủ
để sách.
– Thứ ba, ngoài
Trường và ngoài giờ, học viên không có cơ hội tiếp cận đến nguồn tư liệu của thư
viện.
2.2.2.2. Nguyên nhân
– Về chủ quan
+ Nguồn học liệu chưa
phong phú.
+ Điều kiện cơ sở vật
chất, trang thiết bị thư viện chưa đáp ứng với yêu cầu thực tế đặt ra.
+ Công tác quản lý,
tra cứu tài liệu tại thư viện chưa đảm bảo đúng quy trình chuẩn của công tác
quản lý và phục vụ bạn đọc.
+ Công tác giới
thiệu, quảng bá nguồn học liệu của thư viện chưa được quan tâm đúng mức.
– Về khách quan
+ Thời gian học trên
giảng đường phủ kín các ngày trong tuần ảnh hưởng đến điều kiện nghiên cứu tài
liệu của học viên tại thư viện.
+ Do thời lượng chương
trình đào tạo ngắn hạn (trên dưới 1 tháng), mô hình đào tạo hạn chế nên nhu cầu
nghiên cứu tài liệu của học viên không cao.
+ Phương pháp giảng
dạy của một số giảng viên chưa kích thích nhu cầu tự học, tự nghiên cứu của học
viên.
Chương 3. Thiết kế
phần mềm và giải pháp quản lý, tra cứu danh mục tài liệu thư viện ở Trường Cán
bộ Thanh tra hiện nay
3.1. Thiết kế phần
mềm trong quản lý và tra cứu tài liệu thư viện ở Trường Cán bộ Thanh tra hiện
nay
3.1.1. Tổng quan
– Giao diện
– Ngôn ngữ thể hiện
– Tương thích trình
duyệt (Browser)
– Tính năng sử dụng
3.1.2. Các chức năng
phần mềm quản lý thư viện LIB 4.0
– Phân hệ biên mục
tài liệu
– Phân hệ bổ sung
– Phân hệ Quản lý Bạn
đọc
– Phân hệ tra cứu tài
liệu
– Phân hệ quản lý kho
– Phân hệ Quản lý lưu
thông mượn trả
– Hệ thống báo cáo
– Phân hệ quản trị hệ
thống
3.1.3. Tính năng kỹ
thuật
– Phần mềm được
thiết kế theo hướng mở, cho phép nâng cấp và cập nhật thêm các tính năng sử
dụng mới trong tương lai khi có phát sinh nhu cầu.
– Hỗ trợ sử dụng
Tiếng Việt theo chuẩn Unicode.
– Tương thích
với các browser Internet.
– Tính năng bảo
mật cao trên Internet.
– Hệ quản trị cơ
sở dữ liệu SQLserver với ưu điểm hiện đại, linh hoạt. Đặc biệt có độ bảo mật,
an toàn cao.
– Website tương
thích và chạy trên các loại Server chuẩn của Linux và Window.
– Bảo mật theo tiêu
chuẩn quốc tế, mã hoá dữ liệu, chế độ lưu trữ back-up dữ liệu thường xuyên.
– Áp dụng công nghệ
và giải pháp kỹ thuật hiện đại để phần mềm đạt những yêu cầu sau: Tốc độ truy
cập nhanh, hoạt động ổn định, bảo mật tốt; Dễ dàng nâng cấp, mở rộng; Quản lý,
cập nhật thông tin đơn giản, dễ sử dụng.
3.1.4. Chi tiết
chức năng người sử dụng
Bước 1: Người sử dụng
click chuột vào mục tìm kiếm tài liệu
Bước 2: Người sử dụng
đánh thông tin tài liệu cần, sau đó nhấn vào nút tìm kiếm, một danh sách tài
liệu phù hợp hiện ra.
Bước 3: Tại danh sách
này người sử dụng nhấn vào nút CHỌN
Bước 4: chọn các tài
liệu có mã đăng ký cá biệt, chọn nút Mượn
3.2. Quy trình quản
lý và tra cứu danh mục thư viện ở Trường Cán bộ Thanh tra
3.2.1. Quy trình quản
lý tài liệu thư viện
3.2.1.1. Giải thích
từ ngữ
3.2.1.2. Yêu cầu của
việc tổ chức và thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của thư viện
3.2.1.3. Xây dựng vốn
tài liệu
3.2.1.4. Xử lý tài
liệu
3.2.1.5. Tổ chức bộ
máy tra cứu
3.2.1.6. Tổ chức tài
liệu
3.2.1.7. Bảo quản tài
liệu
3.2.1.8. Kiểm kê,
thanh lọc tài liệu
3.2.1.9. Tổ chức dịch
vụ thư viện
3.2.1.10. Biên soạn
ấn phẩm thông tin thư viện
3.2.1.11. Thống kê
thư viện
3.2.2. Quy trình tra
cứu danh mục tài liệu
3.2.1.1. Tài liệu
mượn đọc tại chỗ và tài liệu được mượn về
3.2.2.2. Quy
trình mượn tài liệu
Bước 1: Trình thẻ thư
viện (thẻ học viên) cho thủ thư
Bước 2: Tra mã tài
liệu
Bước 3: Yêu cầu mượn
tài liệu nếu có nhu cầu mượn
Bước 5: Nhận tài liệu
và kiểm tra tình trạng tài liệu, nếu có gì bất thường cần báo ngay cho thủ thư
Bước 6: Mang tài liệu
về vị trí ngồi đọc
Bước 7: Nếu mượn về
nhà cần đăng ký và làm theo hướng dẫn của thủ thư
Bước 8: Khi đọc xong,
bạn đọc mang tài liệu trở lại và bàn giao cho thủ thư
Bước 9: Nhận lại thẻ
thư viện (thẻ học viên).
3.2.2.3.Chính sách
cho mượn về
3.2.2.4. Quy trình
tra cứu danh mục tài liệu
a. Tìm trên Hệ thống
mục lục
Bước 1: Tra cứu thông
tin về tài liệu thông qua hệ thống mục lục của Thư viện.
Bước 2: Ghi các thông
tin của tài liệu được mô tả trên phích vào phiếu yêu cầu.
Bước 3: Gửi phiếu yêu
cầu cho cán bộ thư viện để nhận được trả lời về tài liệu.
b. Tìm trên máy tính
Bước 1: Vào địa chỉ:
http://thuvien.https://truongcanbothanhtra.gov.vn/
Bước 2: Tìm kiếm
thông tin qua các phần
Bước 3: Xem kết quả,
lựa chọn kết quả phù hợp, viết các thông tin của tài liệu (Tên tài liệu, tác
giả, số đăng ký cá biệt) vào phiếu yêu cầu.
Bước 4: Gửi phiếu yêu
cầu cho Cán bộ thư viện để nhận được trả lời về tài liệu.
3.2.3. Quy trình quản
lý bạn đọc
3.2.3. Chức năng lưu
thông tài liệu
3.2.3.1. Chức năng
mượn tài liệu
3.2.3.2. Chức năng
trả tài liệu
3.2.4. Chức năng báo
cáo thống kê
3.3. Các giải pháp để
quản lý và tra cứu danh mục tài liệu thư viện ở Trường Cán bộ Thanh tra có hiệu
quả.
3.3.1. Các giải pháp
để quản lý danh mục tài liệu thư viện ở Trường Cán bộ Thanh tra có hiệu quả
– Phân hệ quản lý
được sử dụng bởi người quản trị cao nhất với khả năng tạo mới và gán quyền cho
các tài khoản truy cập vào các phân hệ khác cũng như rút bớt quyền hay hủy các
tài khoản đang sử dụng.
–
Phân hệ quản lý còn cho phép người quản trị thiết đặt các tham số làm việc cho
toàn bộ hệ thống cũng như bật/tắt các tính năng của các phân hệ khác.
–
Phân hệ quản lý cung cấp cho người dùng khả năng lập các báo cáo, thống kê về
các hoạt động của người dùng tại phân hệ này cũng như các phân hệ khác.
3.3.2. Các giải pháp
để quản lý tra cứu danh mục tài liệu thư viện ở Trường Cán bộ Thanh tra
– Tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình quản lý người đọc và quản lý
tài liệu.
– Thư viện cần tăng
cường cho mượn tài liệu tự động, kiểm tra tình trạng sách, gia hạn, giữ chỗ,
tham khảo qua mạng…
–
Tăng cường đào tạo cán bộ thư viện có các kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu.
3.3.3. Các giải pháp
để quản lý tài liệu thư viện của Trường Cán bộ Thanh tra có hiệu quả
– Tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình quản lý người đọc và quản lý
tài liệu.
– Tăng cường công tác
nghiên cứu nhu cầu tin định kỳ và thường xuyên xây dựng chương trình đào tạo
người dùng tin hiệu quả.
–
Trong điều kiện cho phép, thư viện nên xem xét mở một số phòng tự học, phòng
thảo luận xung quanh phạm vi phòng đọc để tạo môi trường tự học cho học viên,
hỗ trợ cho người học đổi mới phương pháp học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới
phương pháp giảng dạy mới để biến quá trình học thành quá trình tự học.
– Trong nhiệm vụ thư
viện, ngoài những nghiệp vụ chuyên môn thường xuyên mà người cán bộ thư viện
nào cũng phải đảm trách – đó là công việc tuyển chọn, bổ sung tài liệu, chuẩn
bị, sắp xếp và lưu hành sách báo, tài liệu, cũng như phục vụ độc giả trong công
tác tham khảo, sưu tầm, người cán bộ thư viện còn phải đóng nhiều vai trò tích
cực hơn để phục vụ.
– Tăng cường đào tạo
cán bộ thư viện.
3. Kết quả chính đạt được
Chất lượng đào tạo là
tổng hòa của chất lượng giảng dạy, học tập, nghiên cứu, xây dựng chương trình
đào tạo, giảng dạy của một Nhà trường. Đó là trách nhiệm năng nề của nhà quản
lý và sự phối hợp đồng bộ của các bộ phận trong một Nhà trường. Muốn nâng cao
chất lượng đào tạo thì một trong những nhiệm vụ cần đổi mới phương tiện phục vụ
nghiên cứu tài liệu của thư viện. Đặc biệt lưu ý đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ
giảng viên phát triển bền vững về chất là bước đi cần thiết của Nhà trường
chuyên nghiệp hiện nay. Nâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ thường xuyên và
cực kỳ quan trọng của Trường Cán bộ Thanh tra, nó không chỉ là trách nhiệm của
Nhà trường mà còn là uy tín, danh dự và sự tồn tại Trường, nhất là trong điều
kiện hiện nay; nâng cao chất lượng đào tạo cũng chính là khẳng định “thương
hiệu” của Trường. Chính vì vậy, Trường Cán bộ Thanh tra cần không ngừng đẩy
mạnh công tác phục vụ bạn đọc. Công tác thư viện hiện nay bước đầu cũng đã từng
bước đi vào nề nếp. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng đào tạo trong thời gian
tới, thư viện Trường không chỉ đổi mới về phương pháp, cách thức phục vụ bạn
đọc mà cần đổi mới công tác quản lý, phục vụ tra cứu tài liệu theo hướng áp
dụng công nghệ vào phục vụ bạn đọc ngày một chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
Đổi mới phương pháp
dạy học nói chung và phương tiện phục vụ dạy và học nói riêng, đặc biệt
là phương pháp, phương tiện phục vụ bạn đọc ở thư viện là việc làm cần thiết
trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, đổi mới toàn diện nhằm vượt qua các thách
không chỉ là yêu cầu mà còn là đòi hỏi cấp bách của Nhà trường. Hy vọng rằng,
đề tài thiết kế phần mềm tra cứu danh mục tài liệu thư viện sẽ góp một phần nhỏ
vào việc nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và chất lượng đào tạo của
Trường Cán bộ Thanh tra hiện nay./.
Cơ quan chủ quản: Thanh tra Chính phủ
Giấy phép hoạt động: 46/GP-BC
cấp ngày: 06/5/2015
Nơi cấp: Bộ Thông tin và Truyền thông
Bir hesabınız yoksa, gerekli bilgileri doldurarak Mostbet web sitesine kaydolabilirsiniz.
© 2021 Bản quyền của Trường Cán bộ Thanh tra. Design by tcsoft.vn
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản
(Ghi rõ nguồn https://truongcanbothanhtra.gov.vn nếu sử dụng thông tin từ Website này)