a) Hỏi về đối tượng khiếu nại và tố cáo:
– Đối tượng khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật
– Đối tượng tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ công vụ và hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực
Vậy đối tượng khiếu nại có trùng với đối tượng tố cáo không?
b) Xử lý các trường hợp cụ thể:
– Trường hợp 1: Công dân cho rằng quyết định thu hồi đất và quyết định bồi thường, hỗ trợ của UBND Huyện là trái pháp luật và xâm phạm đến quyền và lợi ích của mình nhưng công dân không khiếu nại mà tố cáo hành vi ban hành quyết định thu hồi đất và quyết định bồi thường, hỗ trợ trái pháp luật. Vậy xác định đơn này là khiếu nại hay tố cáo?
– Trường hợp 2: Tương tự trường hợp 1, công dân thực hiện việc khiếu nại và đã được giải quyết khiếu nại lần hai công nhận một phần khiếu nại đúng. UBND Huyện ban hành quyết định bồi thường, hỗ trợ bổ sung. Công dân tiếp tục gửi đơn tố cáo hành vi cố ý ban hành hỗ trợ, bồi thường ban đầu trái pháp luật vì công dân phải khiếu nại nhiều lần mới giải quyết được quyền lợi, yêu cầu xử lý người ban hành quyết định bồi thường, hỗ trợ ban đầu.
– Trường hợp 3: Tương tự trường hợp 1, công dân thực hiện quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định thu hồi đất và quyết định hỗ trợ, bồi thường nhưng do hết thời hiệu nên không được thụ lý. Từ đó, công dân tố cáo hành vi ban hành quyết định thu hồi đất và quyết định bồi thường, hỗ trợ trái pháp luật.
Quan trọng là ở câu “Trái pháp luật” hay “vị phạm pháp luật”. Nếu công dân cho rằng hành vi của cán bộ công chức “trái pháp luật” thì là khiếu nại còn công dân chỉ rõ hành vi của cán bộ công chức là “vi phạm pháp luật” được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể thì đó là tố cáo. Ngoài ra còn phụ thuộc vào việc làm việc với công dân để công dân xác định mình thực hiện quyền nào? Quyền khiếu nại hay tố cáo