Câu hỏi

2.64KNhững vấn đề khác
0
0 bình luận

Trường hợp trong một vụ việc 01 người thực hiện 3 hành vi vi phạm, đã bị cơ quan điều tra, công an huyện bắt và khởi tố đối với 01 trong 03 hành vi đó, còn 02 hành vi còn lại, sau khi xem xét cho thấy không đủ cơ sở để khởi tố, cơ quan công an huyện đã chuyển hồ sơ sang Ủy ban nhân dân cấp huyện để xử phạt hành chính 02 hành vi còn lại. Theo quy định tại khoản 1 Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì nếu vụ việc đã bị cơ quan khởi tố vụ án, khởi tố bị can thì chỉ khi nào có 01 trong 04 quyết định được nêu thì mới chuyển vụ việc sang để xử lý VPHC. Cho em hỏi, căn cứ vào quy định nào để tách hành vi vi phạm để xử lý như vậy? Em xin chân thành cảm ơn!

xuất bản

Trường Cán bộ Thanh tra trả lời

0

Một vụ việc vi phạm hành chính chỉ được cơ quan điều tra chuyển hồ sơ để xử phạt hành chính khi cơ quan điều tra có một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án (được quy định tại Điều 63 của Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013, được sửa đổi, bổ sung năm 2020, năm 2022).

Trường hợp anh/chị nêu là trường hợp đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can cho nên không thuộc trường hợp “chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính” được quy định tại Điều 63 của Luật Xử lý vi phạm hành chính nêu trên, dựa trên các căn cứ sau đây:

– Điều 15 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định nguyên tắc xác định sự thật của vụ án, như sau:

Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội”.

– Điều 19 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định nguyên tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra, như sau:

Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải tuân thủ pháp luật khi tiến hành hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này.

Mọi hoạt động điều tra phải tôn trọng sự thật, tiến hành khách quan, toàn diện và đầy đủ; phát hiện nhanh chóng, chính xác mọi hành vi phạm tội, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án”.

– Điều 233 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về quy định về kết luận điều tra trong trường hợp đề nghị truy tố, trong trường hợp đề nghị truy tố thì bản kết luận điều tra ghi rõ:

– Diễn biến hành vi phạm tội;

– Chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;

– Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân của bị can;

– Việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng;

– Nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án;

….

xuất bản
Bình luận

Theme Settings