Câu hỏi

1.36KPhòng chống tham nhũng
0
0 bình luận

Tôi là thanh tra viên thuộc Sở Xây dựng, ngày 20/02/2021 tôi được giao nhiệm vụ là thành viên Đoàn thanh tra dự án xây dựng trên địa bàn Thành phố. Sau khi tiến hành cuộc thanh tra, tôi phát hiện Giám đốc của Chủ đầu tư dự án là bạn học cũ của tôi, trường hợp này có phải là xung đột lợi ích không? Tôi có phải báo cáo việc này không?

xuất bản

Trường Cán bộ Thanh tra trả lời

0

Căn cứ quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 về xung đột lợi ích: “Là tình huống mà trong đó lợi ích của người có chức vụ quyền hạn hoặc người thân thích của họ tác động hoặc sẽ tác động không đúng đến việc thực hiện nhiệm vụ”. Cụ thể, theo Điều 29 Nghị định 59/2029/NĐ-CP ngày 01/7/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 thì trường hợp: “Có vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột là người có quyền, lợi ích trực tiếp liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của mình” là xung đột lợi ích.

Như vậy, trường hợp đối tượng thanh tra là bạn học cũ không phải là xung đột lợi ích.

Tuy nhiên, nếu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà bạn thấy mối quan hệ này sẽ tác động thiếu khách quan, vô tư, thì bạn cần báo cáo với Trưởng đoàn thanh tra về mối quan hệ này để Trưởng đoàn thanh tra có cơ chế giám sát.

Bên cạnh đó, bạn cần chú ý tuyệt đối không vi phạm các hành vi nghiêm cấm theo quy định tại Điều 13 Luật Thanh tra, bao gồm:

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra.

– Thanh tra không đúng thẩm quyền, phạm vi, nội dung thanh tra được giao.

– Cố ý không ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; kết luận sai sự thật; quyết định, xử lý trái pháp luật; bao che cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.

– Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có kết luận chính thức.

– Cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực; chiếm đoạt, tiêu hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra.

– Chống đối, cản trở, mua chuộc, đe dọa, trả thù, trù dập người làm nhiệm vụ thanh tra, người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan thanh tra nhà nước; gây khó khăn cho hoạt động thanh tra.

– Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra, lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ thanh tra.

– Đưa, nhận, môi giới hối lộ.

– Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.

xuất bản
Bình luận
You are viewing 1 out of 1 answers, click here to view all answers.

Theme Settings