Câu hỏi

1.31KTiếp dân , Giải quyết KNTC
0
0 bình luận

Phân biệt hành vi hành chính (hành vi bị khiếu nại) với hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ công vụ (hành vi bị tố cáo)? Nêu một số ví dụ minh họa?

xuất bản

Trường Cán bộ Thanh tra trả lời

0

A. Phân biệt hành vi hành chính bị khiếu nại với hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ công vụ bị tố cáo là để tìm điểm giao thoa giữa hai loại hành vi này. Góp phần giúp cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ làm công tác xử lý đơn có thể xác định được đúng loại đơn, tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước giải quyết đúng thẩm quyền, trách nhiệm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Để phân biệt giữa hai loại hành vi này cần phải căn cứ vào khái niệm được quy định trong Luật Khiếu nại 2011 và Luật Tố cáo 2018. Cụ thể:

+ Hành vi hành chính: Theo quy định tại khoản 9 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011:

Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật”.

+ Hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ công vụ bị tố cáo: Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Tố cáo 2018: Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng theo quy định của Luật Tố cáo 2018.

Cở sở để phân biệt hai loại hành vi như sau:

Cở sở để phân biệt hai loại hành vi Hành vi hành chính bị khiếu nại Hành vi vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ công vụ bị tố cáo
Chủ thể Công dân, cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức Cá nhân
Đối tượng Hành vi hành chính thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ công vụ Hành vi vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ công vụ, vi phạm chức trách nhiệm vụ, nội quy quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị
Mục đích Đòi lại quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm bởi hành vi hành chính bị khiếu nại Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Như vậy, cả hai loại hành vi đều gắn với việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức, viên chức. Biểu hiện cụ thể bằng các hành vi thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ công vụ do nhà nước giao, nhân danh nhà nước và vì lợi ích của nhà nước. Nên giữa hành vi hành chính bị khiếu nại và hành vi vi phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ công vụ bị tố cáo có điểm giao thoa nhất định là đều liên quan đến hoạt động công vụ. Là cơ sở để cán bộ công chức làm công tác xử lý đơn lựa chọn hình thức đơn phù hợp bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

B. Ví dụ minh họa:

+ Hành vi hành chính bị khiếu nại: Khiếu nại hành vi chậm trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai của Huyện

+ Hành vi vi phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ công vụ: Tố cáo hành vi cấp đất không đúng thẩm quyền của Chủ tịch UBND Huyện

Cả hai trường hợp trong ví dụ nêu trên đều liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ công vụ.

xuất bản
Bình luận
You are viewing 1 out of 1 answers, click here to view all answers.

Theme Settings