Câu hỏi

497Những vấn đề khác
0
0 bình luận

Kính gửi Trường Cán Bộ Thanh tra
Điều 54 của Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định:
“1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 38; các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 39; các khoản 2, 2a, 3, 3a và 4 Điều 40; các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 41; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 42; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 43; các khoản 2, 3 và 4 Điều 43a; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 44; các khoản 2, 3 và 4 Điều 45; Điều 45a; các khoản 2, 3 và 4 Điều 46; Điều 47; khoản 3 và khoản 4 Điều 48; khoản 2 Điều 48a; các khoản 2, 4 và 5 Điều 49; Điều 51 của Luật này có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
2. Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc, đồng thời với việc giao quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 119 của Luật này. Việc giao quyền phải được thể hiện bằng quyết định, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.
3. Cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện quyền được giao. Người được giao quyền không được giao quyền cho người khác.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Tuy nhiên, trường hợp cơ quan khuyết cấp trưởng, thì thủ trưởng cơ quan có được giao quyền cho cấp phó không?
Ví dụ: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh X hiện đang khuyết chức danh Chánh Thanh tra. Mà khoản 1 Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định: “1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 38; các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 39; các khoản 2, 2a, 3, 3a và 4 Điều 40; các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 41; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 42; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 43; các khoản 2, 3 và 4 Điều 43a; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 44; các khoản 2, 3 và 4 Điều 45; Điều 45a; các khoản 2, 3 và 4 Điều 46; Điều 47; khoản 3 và khoản 4 Điều 48; khoản 2 Điều 48a; các khoản 2, 4 và 5 Điều 49; Điều 51 của Luật này có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính”. Tuy nhiên, Giám đốc Sở không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Như vậy, Ai là người giao quyền xử phạt cho Phó Chánh Thanh tra để thực hiện xử phạt vi phạm hành chính?

xuất bản

Trường Cán bộ Thanh tra trả lời

0

Dear,

Cảm ơn Quý độc giả đã đặt câu hỏi trên trang website Trường Cán bộ thanh tra. Các câu hỏi của các bạn được chúng tôi trả lời trên nền tảng:

– Youtube: https://www.youtube.com/@TruongCanboThanhtra_ITC

Để ủng hộ kênh, mong các bạn tặng những like, share và đăng ký kênh.

xuất bản
Bình luận
You are viewing 1 out of 1 answers, click here to view all answers.

Theme Settings