Câu hỏi

705Tiếp dân , Giải quyết KNTC
0
0 bình luận

Kính mong nhà Trường giải đáp thắc mắc về thời điểm áp dụng biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo theo quy định tại khoản 1, Điều 57 Luật Tố cáo. Cụ thể: Công dân gửi đơn tố cáo, đồng thời gửi đơn đề nghị người giải quyết tố cáo bảo vệ vị trí công tác (đơn tố cáo và đơn đề nghị bảo vệ ví trí công tác được gửi cùng ngày)! Tuy nhiên, vụ việc tố cáo của công dân chưa được thụ lý giải quyết, do đó cấp có thẩm quyền không áp dụng biện pháp bảo vệ theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 03/2020/TT-BNV ngày 21/7/2020 của Bộ Nội vụ, lý do: Thông tư 03/2020/TT-BNV quy định việc bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo chỉ được áp dụng “trong quá trình giải quyết tố cáo”, đối chiếu khoản 7 Điều 2 Luật Tố cáo thì “giải quyết tố cáo là việc thụ lý, xác minh, kết luận nội dung tố cáo…”; do vụ việc tố cáo của công dân chưa được thụ lý nên đơn đề nghị bảo vệ vị trí công tác của công dân chưa có cơ sở để áp dụng biện pháp.
Việc không áp dụng biện pháp bảo vệ trí công tác như trên có đúng quy định pháp luật không?

xuất bản

Trường Cán bộ Thanh tra trả lời

0

Theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Tố cáo 2018 về xem xét, quyết định bảo vệ người tố cáo: 1. Khi nhận được đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ và xét thấy đề nghị bảo vệ là có căn cứ, có tính xác thực hoặc trong quá trình giải quyết tố cáo, người giải quyết tố cáo thấy có căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này thì người giải quyết tố cáo kịp thời quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ theo thẩm quyền hoặc đề nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết.

Như vậy, theo quy định của Luật Tố cáo 2018 thì khi có văn bản đề nghị bảo vệ của người tố cáo cơ quan có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm xem xét văn bản đề nghị. Nếu có căn cứ người tố cáo đang bị trù dập hoặc đe doạ trù dập ngay tức khắc sẽ phải áp dụng biện pháp bảo vệ cho người tố cáo ở bất cứ giai đoạn nào không chỉ trong quá trình giải quyết. Việc có áp dụng biện pháp bảo vệ hay không hoàn toàn căn cứ vào tình trạng của người tố cáo thông qua xem xét văn bản đề nghị. Nên nếu trong quá trình giải quyết mà người tố cáo có văn bản đề nghị bảo vệ nhưng không có căn cứ bị trù dập thì cũng không áp dụng biện pháp bảo vệ. Luật Tố cáo không quy định thời điểm bảo vệ mà căn cứ vào tình trạng của người tố cáo để áp dụng biện pháp bảo vệ.

Đối với tình huống trên có viện dẫn quy định của Điều 3 Thông tư số 03/2020/TT-BNV ngày 21/7/2020 của Bộ Nội vụ, về việc bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo áp dụng “trong quá trình giải quyết tố cáo”. Như vậy, phạm vi bảo vệ trong thông tư 03 chỉ áp dụng trong quá trình giải quyết. Tuy nhiên, quy định của Thông tư 03 áp dụng đối với chủ thể là cán bộ, chông chức, viên chức, phạm vi hẹp hơn. Tình huống bạn hỏi là công dân tố cáo nên chưa rõ chủ thể có phải cán bộ, công chức, viên chức để áp dụng quy định của Thông tư 03/2020 không. Nếu chủ thể là cán bộ, công chức, viên chức sẽ áp dụng theo quy định của Thông tư 03/2020.

xuất bản
Bình luận

Theme Settings