Để góp phần đưa Thái Nguyên vào nhóm 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số, trở thành trung tâm chuyển đổi số của khu vực trung du miền núi phía Bắc, Thanh tra tỉnh này đang tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số theo các kế hoạch của UBND tỉnh, của ngành Thanh tra tỉnh và đạt được một số kết quả trong năm qua.
Cùng các sở ngành hướng đến sự hài lòng của người dân
Sau Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 31/12/2020 về Chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 của Tỉnh ủy Thái Nguyên, ngày 24/2/2021, Chủ tịch UBND tỉnh này đã ban hành quyết định lựa chọn ngày 31/12 hằng năm là Ngày chuyển đổi số của tỉnh.
Theo đó, Thái Nguyên xác định mục tiêu phấn đấu trở thành trung tâm chuyển đổi số của khu vực trung du miền núi phía Bắc, đến năm 2025 thuộc nhóm 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số, tạo tiền đề đến năm 2030 thuộc nhóm 10.
Chỉ sau 1 năm thực hiện Nghị quyết số 01, công tác chuyển đổi số của Thái Nguyên được ghi nhận là đã đạt nhiều kết quả tích cực, có đột phá trên 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Công bố chỉ số đánh giá chuyển đổi số – DTI 2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông tại phiên họp lần thứ 3 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (ngày 8/8/2022) cho biết, Thái Nguyên đứng thứ 8/63 tỉnh, thành phố về chuyển đổi số, tăng 4 bậc so với năm 2020.
Sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, sát sao của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, thái độ vào cuộc tích cực của các sở ngành được cho là yếu tố đưa Thái Nguyên vào tốp 10 tỉnh, thành đứng đầu về chuyển đổi số.
Là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, Thanh tra tỉnh Thái Nguyên đã xác định cải cách hành chính (CCHC) có vai trò quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng, phát triển kinh tế xã hội.
Hướng đến sự hài lòng của người dân, năm 2022, Thanh tra tỉnh đã ban hành kế hoạch cải thiện chỉ số CCHC với các giải pháp tập trung vào cải cách thể chế, thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy, chế độ công vụ, tài chính công và hiện đại hóa hành chính.
Thực hiện tốt phong trào thi đua đẩy mạnh chuyển đổi số
Để bảo vệ hệ thống thông tin phù hợp, Thanh tra tỉnh đã trình và được Sở TTTT phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin đối với Hệ thống thông tin phục vụ nội bộ của Thanh tra tỉnh với cấp độ an toàn hệ thống thông tin cấp độ 2 vào tháng 11/2022. |
Thực hiện Kế hoạch về chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động, năm 2022, Thanh tra tỉnh đã tuyên truyền, quán triệt các báo cáo chuyển đổi số hàng tuần do Sở Thông tin và Truyền thông (TTTT) ban hành; triển khai kế hoạch chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng của Thanh tra tỉnh năm 2022; tổ chức thực hiện kế hoạch tổ chức Hội nghị tập huấn về chuyển đổi số Thanh tra tỉnh năm 2022 để tuyên truyền các văn bản của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Sở TTTT về chuyển đổi số, tập huấn, hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ, mục tiêu trong kế hoạch chuyển đổi số.
Quản lý, vận hành trang thông tin điện tử cơ quan với các mục thông tin quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; cung cấp thông tin theo Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Tiếp cận thông tin…
Tiếp tục sử dụng phần mềm hệ thống quản lý văn bản và điều hành do Sở TTTT chuyển giao, hướng dẫn.
100% công chức được lập hòm thư điện tử công vụ của tỉnh phục vụ nhu cầu gửi, nhận văn bản, trao đổi công việc.
Sử dụng tài khoản nhập dữ liệu tại Cơ sở dữ liệu về số liệu báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ; Cơ sở dữ liệu về hồ sơ cán bộ, công chức của Sở Nội vụ; Cơ sở dữ liệu về thi đua khen thưởng của tỉnh.
Các ý kiến, kiến nghị phản ánh của người dân được tiếp nhận qua ứng dụng C-Thái Nguyên, đường dây nóng của tỉnh và của Thanh tra tỉnh.
Duy trì hạ tầng công nghệ thông tin cơ bản đảm bảo việc kết nối và chỉ đạo, điều hành thông suốt từ lãnh đạo đến công chức và người lao động.
Thực hiện đăng ký, sử dụng có hiệu quả chữ ký số cho 100% lãnh đạo, trưởng phòng, phó trưởng phòng, kế toán cơ quan. Tất cả các văn bản do Thanh tra tỉnh phát hành (trừ văn bản mật) được gửi và nhận bằng văn bản điện tử có sử dụng chữ ký số chuyên dùng thông qua phần mềm Quản lý văn bản và điều hành.
Triển khai chữ ký số cho 100% công chức Thanh tra tỉnh; tiếp tục sử dụng chữ ký số trong kê khai bảo hiểm xã hội, kê khai thuế thu nhập cá nhân để giao dịch.
Thanh tra tỉnh cũng đã thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 trên Trang thông tin điện tử của cơ quan, tạo đường link liên kết với Cổng dịch vụ công của tỉnh, Cổng dịch vụ công quốc gia.
Thường xuyên rà soát, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống mạng và các thiết bị công nghệ thông tin tại cơ quan đảm bảo sự chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo trên môi trường mạng được thông suốt.
Thời gian tới, Thanh tra tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp tục thực hiện tốt Kế hoạch về Chuyển đổi số của ngành Thanh tra tỉnh giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 và phong trào thi đua “Ngành Thanh tra tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh chương trình chuyển đổi số” giai đoạn 2021 – 2025.
Ngô Tân
(Nguồn: ThanhtraVietNam)
Cơ quan chủ quản: Thanh tra Chính phủ
Giấy phép hoạt động: 46/GP-BC
cấp ngày: 06/5/2015
Nơi cấp: Bộ Thông tin và Truyền thông
Bir hesabınız yoksa, gerekli bilgileri doldurarak Mostbet web sitesine kaydolabilirsiniz.
© 2021 Bản quyền của Trường Cán bộ Thanh tra. Design by tcsoft.vn
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản
(Ghi rõ nguồn https://truongcanbothanhtra.gov.vn nếu sử dụng thông tin từ Website này)