Câu hỏi

1.52KTiếp dân , Giải quyết KNTC
0
0 bình luận

Công dân có đơn đơn tố cáo ông A cán bộ xã B, huyện C có vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ công vụ, chủ tịch xã A đã xem xét đơn thấy đơn không đủ điều kiện thụ lý tố cáo nên đã ra thông báo không thụ lý giải quyết tố cáo, công dân không đồng ý có đơn gửi chủ tịch huyện C tố cáo Chủ tịch xã B không thụ lý giải quyết tố cáo và yêu cầu tiếp tục giải quyết tố cáo vi phạm của ông A. Trường hợp này phân loại là đơn tố cáo (tố cáo chủ tịch xã) và giải quyết theo quy trình giải quyết tố cáo hay phân là tố cáo tiếp (tố cáo cán bộ xã) hay phân loại là đơn kiến nghị, phản ánh (phản ánh việc chủ tịch xã B không giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật và đề nghị giải quyết theo quy định của pháp luật)?

xuất bản

Trường Cán bộ Thanh tra trả lời

0

Theo như tình huống nêu trên, thì nội dung là tố cáo Chủ tịch xã B không thụ lý giải quyết tố cáo của công dân tố cáo cán bộ xã B vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ công vụ gửi đến Chủ tịch Huyện C.

Trường hợp này xác định là đơn tố cáo Chủ tịch xã B không thụ lý giải quyết đơn của công dân. Không xác định là đơn tố cáo tiếp, cũng không xác định là đơn kiến nghị, phán ánh. Cần xem xét nội dung vụ việc tố cáo cán bộ xã B có đủ điều kiện thụ lý theo quy định tại Điều 29 Luật Tố cáo 2018. Trường hợp vụ việc không đủ điều kiện thụ lý và được Chủ tịch xã B ra thông báo không thụ lý là đúng quy định thì đơn tố cáo Chủ tịch xã B không thụ lý giải quyết tố cáo là không có cơ sở. Trường hợp này, Chủ tịch Huyện C có thể ra thông báo không thụ lý theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 29 Luật Tố cáo 2018 về thụ lý tố cáo: “Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật”.

xuất bản
Bình luận

Theme Settings