Câu hỏi

3.62KTiếp dân , Giải quyết KNTC
0
0 bình luận

Tôi là công chức thanh tra được giao nhiệm vụ xác minh vụ việc khiếu nại. Trong quá trình xác minh, khi làm việc trực tiếp với người khiếu nại, sau khi thông qua biên bản làm việc người khiếu nại không ký biên bản làm việc. Đồng thời người khiếu nại có đơn đề nghị người giải quyết khiếu nại tạm đình chỉ giải quyết vụ việc với lý do bị ốm nằm việm điều trị bệnh dài ngày. Trong trường hợp trên tôi phải xử lý như thế nào?

xuất bản

Trường Cán bộ Thanh tra trả lời

0

– Căn cứ vào khoản 2 Điều 19 Nghị định 124/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định quá trình làm việc trực tiếp với người khiếu nại: “Nội dung làm việc được lập thành biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung và có chữ ký của các bên. Trường hợp người khiếu nại không hợp tác, không làm việc, không ký vào biên bản làm việc thì biên bản được lấy chữ ký của người làm chứng hoặc đại diện chính quyền địa phương. Biên bản được lập thành ít nhất hai bản, mỗi bên giữ một bản. Biên bản làm việc thực hiện theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này”.

Như vậy, đối với tình huống bạn hỏi nhưng không nói rõ vì sao người khiếu nại không ký vào biên bản. Do vậy, bạn phải:

+ Kiểm tra lại biên bản ghi nội dung làm việc đã ghi đầy đủ nội dung: thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung buổi làm việc chưa?

+ Hỏi rõ lý do vì sao người khiếu nại không ký vào biên bản làm việc.

+ Nếu người khiếu nại cố ý không ký biên bản làm việc thì bạn cần phải lấy chữ ký người làm chứng hoặc đại diện chính quyền địa phương vào biên bản làm việc.

– Đối với trường hợp người khiếu nại có đơn đề nghị người giải quyết khiếu nại tạm đình chỉ giải quyết vụ việc với lý do bị ốm nằm việm điều trị bệnh dài ngày.

Theo Luật Khiếu nại, không có quy định về việc tạm đình chỉ giải quyết  khiếu nại. Do đó bạn cần giải thích cho người khiếu nại để người khiếu nại biết được vụ việc không có căn cứ để tạm đình chỉ, nên vụ việc vẫn tiếp tục giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người khiếu nại thực sự ốm đau điều trị dài ngày tại bệnh viện thì bạn có thể hướng dẫn cho người khiếu nại làm thủ tục ủy quyền cho luật sư, hoặc trợ giúp viên pháp lý hoặc ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (ví dụ như cha, mẹ, vợ chồng, anh, chị, em ruột hoặc người khác) để tiếp tục thực hiện việc khiếu nại theo quy định tại điều 138 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Điều 5 Nghị định 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.

xuất bản
Bình luận

Theme Settings