Trong khuôn khổ chương trình tập huấn, trao đổi nghiệp vụ nâng cao tại Việt Nam, ngày 26/7, Đoàn Cán bộ Thanh tra Nhà nước Lào do ông Douangta Morakhasouk, Chánh Thanh tra tỉnh Bolikhamsai làm Trưởng đoàn đã thăm và làm việc tại Tập đoàn Công nghệ Viễn thông Quân đội Việt Nam (Viettel).
Vui mừng chào đón Đoàn Cán bộ Thanh tra Lào cùng đại diện lãnh đạo của Thanh tra Chính phủ Việt Nam đến nghiên cứu thực tiễn tại Tập đoàn, ông Bùi Thế Hùng, Trưởng Ban Thanh tra Kiểm toán Tập đoàn cho biết, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội được thành lập ngày 1/6/1989. Trải qua hơn 30 năm phát triển, Viettel đã trở thành Tập đoàn viễn thông, công nghiệp, công nghệ cao lớn nhất Việt Nam, hoạt động trên 4 lĩnh vực: Viễn thông; Giải pháp công nghệ thông tin & dịch vụ số; Nghiên cứu sản xuất công nghiệp – công nghệ cao và Logistic, thương mại điện tử.
Viettel là một trong những doanh nghiệp có doanh thu, lợi nhuận và đóng góp cho ngân sách quốc gia cao nhất cả nước. Năm 2022, Viettel đã đạt được những kết quả rất tích cực: doanh thu hợp nhất đạt gần 7,5 tỷ USD, tăng trưởng 6,1%, lợi nhuận trước thuế gần 2 tỷ USD; giá trị thương hiệu của Viettel theo định giá của Brand Finance đạt gần 9 tỷ USD, trong đó có sự đóng góp rất quan trọng của các dự án đầu tư nước ngoài.
Về hoạt động đầu tư ra nước ngoài, Viettel luôn coi trọng hoạt động đầu tư ra nước ngoài và coi đây là 1 trụ cột của Tập đoàn. Sau hơn 15 năm triển khai, hiện Viettel đã đầu tư và kinh doanh hiệu quả tại 10 thị trường nước ngoài trải rộng khắp 3 châu lục, gồm Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ. Tại các thị trường nước ngoài, Viettel cũng nhanh chóng tạo ra sự bùng nổ về dịch vụ viễn thông, mang lại nhiều lợi ích cho người dân. Đến nay 5/10 công ty của Viettel đã vươn lên vị trí số 1 thị trường, gồm Lào, Campuchia, Myanmar, Timor Leste và Burundi.
Trong 10 thị trường nước ngoài của Viettel, Lào là một trong những quốc gia đầu tiên Viettel triển khai dự ánđầu tư viễn thông (năm 2008). Viettel luôn quan tâm và dành cho dự án tại Lào một tình cảm đặc biệt và đến nay đã trở thành một trong những dự án đầu tư ra nước ngoài quan trọng nhất của Viettel.
Sau 14 năm kinh doanh tại thị trường Lào, Unitel là nhà mạng viễn thông lớn nhất, là một trong những công ty đóng góp ngân sách nhiều nhất, được Đảng và Chính phủ hai nước ghi nhận là hình mẫu điển hình cho hợp tác kinh tế. Đến hết 2022, tổng đầu tư lũy kế của Viettel sang Lào là 501,74 triệu USD, năm 2022, doanh thu tài chính đạt 122 triệu USD, lợi nhuận đạt 30,7 triệu USD.. Mạng lưới trải rộng khắp đất nước với gần 9.000 trạm phát sóng và 37,5 nghìn km cáp quang. Thuê bao lũy kế đạt 3,3 triệu thuê bao, chiếm 55,5% thị phần, nộp ngân sách nhà nước lũy kế đạt gần 573 triệu USD, tạo việc làm cho gần 27.000 lao động trong đó 1.500 nhân viên chính thức (1.430 người Lào), 1.000 cộng tác viên, 24.000 điểm bán và đại lý.
Đặc biệt, cán bộ quản lý của Viettel là người Lào và người Việt Nam đều biết và sử dụng thông thạo 2 thứ tiếng Việt Nam và Lào, góp phần lan toả văn hoả hai đất nước.
Đồng hành cùng hoạt động kinh doanh, Unitel thực hiện nhiều chương trình xã hội ý nghĩa như: Internet miễn phí cho cho các trường học đào tạo hàng trăm nhân sự chất lượng cao công nghệ-viễn thông cho Lào, hỗ trợ xây dựng trường học, trạm y tế, hỗ trợ người dân chịu ảnh hưởng lũ lụt thiên tai… Năm 2022, tổng chi phí tài trợ của Unitel là 5,8 triệu USD.
Đoàn cán bộ Thanh tra Nhà nước Lào sang Việt Nam tham dự khóa tập huấn, trao đổi, nâng cao nghiệp vụ nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ quốc phòng Việt Nam. Trong quá trình chuẩn bị, Tập đoàn Viettel phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Chính phủ Việt Nam để xây dựng 1 chương trình phù hợp với yêu cầu của đoàn.
Ông Hùng hy vọng rằng Đoàn sẽ tiếp thu được những kiến thức thực tế, những thông tin bổ ích về hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành quản lý nói chung cũng như thực tế Viettel đang triển khai.
Chia sẻ tại buổi làm việc, Thiếu tá Trịnh Thị Lan – Trưởng phòng Dịch vụ Tư vấn Chuyển đổi số – Tổng Công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel – Tâp đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội cho biết, nhờ chuyển đổi số, Viettel tiếp tục duy trì tăng trưởng số ở mức hơn 25% trong bối cảnh Covid-19 đã và đang diễn biến phức tạp; 100% đơn vị trong Tập đoàn triển khai hệ thống Trung tâm điều hành kinh doanh thông minh. Mỗi cấp lãnh đạo cấp cao có 1 trợ lý ảo hỗ trợ trong điều hành.
Đồng thời Tập đoàn sở hữu mạng lưới viễn thông lớn nhất, công nghệ hiện đại nhất Việt Nam (phủ sóng 97% dân số, 45.000 trạm 4G, 2000 trạm NB-IoT, 5 Data center hiện đại nhất khu vực, 80% hạ tầng công nghệ được triển khai trên Cloud.
Viettel đạt Giải vàng cho Công ty An ninh mạng tốt nhất khu vực châu Á năm 2022 (Cybersecurity Excellence Awards 2022) và là Nhà cung cấp dịch vụ quản lý an ninh mạng tốt nhất Việt Nam 2 năm liên tiếp (2020, 2021)…
Để có kết quả đó, Viettel đã xây dựng mô hình đánh giá trưởng thành số (DMM) theo phương pháp luận của Viettel. Đây là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam áp dụng mô hình DMM vào 100% các hoat động của toàn Tập đoàn (từ 2018). Mô hình đánh giá trưởng thành sốgồm 6 lĩnh vực và hơn 130 tiêu chí đánh giá toàn diện mức độ trưởng thành số của doanh nghiệp,
Bên cạnh đó, Viettel xây dựng chiến lược khách hàng xuyên suốt với khách hàng là trung tâm. Chuyển đổi toàn diện về trải nghiệm khách hàng; xây dựng chiến lược số cho toàn Tập đoàn; chú trọng phát triển và làm chủ các công nghệ và nền tảng; chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, làm chủ các công nghệ về an toàn thông tin; xây dựng văn hóa và tổ chức số…
Tại buổi làm việc, Đoàn cũng được nghe ông Bùi Thế Hùng đã giới thiệu về ứng dụng công nghệ số trong thanh tra kiểm toán của Tập đoàn. Ứng dụng tự động hóa quy trình bằng Robot (RPA) giúp tăng tốc độ, hiệu quả hoạt động, hiệu quả chi phí, kiểm soát và độ chính xác của hàng ngày hoạt động kinh doanh và trao quyền cho con người có kỹ năng các chuyên gia, cho phép đưa ra các quyết định thông minh hơn một cách nhanh chóng hơn. Trong thanh tra, kiểm toán, RPA có thể được áp dụng trong tất cả các giai đoạn của vòng đời kiểm toán và kiểm soát.
Theo đó, tại Tập đoàn, hệ thống phần mềm thanh tra, kiểm toán được thực hiện qua 3 Molude: Molude kiểm tra; Molude giải quyết đơn thư và Molude quản lý tài sản, thu nhập.
Molude kiểm tra được triển khai 100% tại các đơn vị tại Tập đoàn; Đoàn kiểm tra các cấp được quản lý từ khâu lập kế hoạch, theo dõi kết quả thực hiện kết luận, các báo cáo định kỳ/ đột xuất được thực hiện trên hệ thống.
Molude giải quyết đơn thư: các Đơn thư được quản lý trên Hệ thống theo Quy định, theo dõi toàn trình quá trình tiếp nhận, xử lý và giải quyết đơn thư. Đồng thời, giám sát toàn trình quá trình tiếp nhận và Giải quyết đơn thư.
Molude quản lý tài sản, thu nhập: Triển khai tại 103 đầu mối cơ quan/đơn vị thuộc Tập đoàn. Thông tin kê khai được quản lý tập trung, là cơ sở đối chiếu cho các kỳ kê khai tiếp theo.
Kết thúc buổi làm việc, ông Douangta Morakhasouk,Trưởng đoàn cảm ơn sự đón tiếp của lãnh đạo Tập đoàn Viettel cũng như những chia sẻ về chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ số trong thanh tra, kiểm toán đối với đoàn.
Cơ quan chủ quản: Thanh tra Chính phủ
Giấy phép hoạt động: 46/GP-BC
cấp ngày: 06/5/2015
Nơi cấp: Bộ Thông tin và Truyền thông
Bir hesabınız yoksa, gerekli bilgileri doldurarak Mostbet web sitesine kaydolabilirsiniz.
© 2021 Bản quyền của Trường Cán bộ Thanh tra. Design by tcsoft.vn
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản
(Ghi rõ nguồn https://truongcanbothanhtra.gov.vn nếu sử dụng thông tin từ Website này)