Tham dự tại điểm cầu Thanh tra Chính phủ còn có Thủ trưởng Vụ Kế hoạch – Tổng hợp; Vụ Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra; Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 1; Ban Tiếp công dân Trung ương…
Hội nghị này được thưc hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc đoàn công tác của Thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương tại văn bản số 969/TTg-QHĐP ngày 17/10/2023.
Báo cáo tại Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn cho biết, 9 tháng đầu năm 2023, GRDP của tỉnh ước đạt 20.051,1 tỷ đồng tăng 1,65% so với cùng kỳ năm trước.
Một số khó khăn, vướng mắc được nêu tại Hội nghị như: Cơ chế, chính sách về giải phóng mặt bằng (GPMB), tái định cư vẫn còn có vướng mắc chưa được sự đồng thuận của người dân ảnh hưởng đến công tác GPMB triển khai dự án, nhất là các dự án lớn; công tác quản lý đất đai còn nhiều tồn tại do lịch sử để lại; các chủ đầu tư thiếu chủ động, quyết liệt trong việc phối hợp với chính quyền địa phương để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong công tác đền bù GPMB dẫn đến chậm tiến độ dự án.
Ngoài ra, thủ tục đầu tư các dự án khởi công mới kéo dài từ khâu lựa chọn nhà thầu tư vấn khảo sát, lập thiết kế bản vẽ thi công – dự toán, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công – dự toán, đến bước lựa chọn nhà thầu thi công, nhất là các dự án có tổng mức đầu tư lớn, phải đấu thầu tư vấn và xây lắp theo quy định, dẫn đến nhiều dự án trọng điểm, dự án lớn được bố trí vốn từ đầu năm nhưng bị kéo dài thời gian thực hiện thủ tục đầu tư.
Đặc biệt, một số dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngoài nhà nước thuộc khu vực doanh nghiệp còn thực hiện chậm tiến độ hoặc tạm dừng thực hiện (Dự án chăn nuôi bò sữa công nghệ cao tại xã Phong Quang, huyện Vị Xuyên của Tập đoàn TH, dự án Trung tâm thương mại Vincom, một số dự án thủy điện như Thủy điện Thanh Thủy 1B, huyện Vị Xuyên, thủy điện Sông Lô 5, thủy điện Sông Chảy 3, Thủy điện Xuân Minh, Nậm Hóp huyện Quang Bình…).
Về Dự án cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang (giai đoạn 1), đoạn qua tỉnh Hà Giang đã được phê duyệt dự án đầu tư ngày 5/12/2022 với tổng mức đầu tư là 3.198 tỷ đồng, ngân sách Trung ương hỗ trợ 1.154 tỷ đồng từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, do Hà Giang là một tỉnh nghèo thu ngân sách tỉnh còn hạn chế nên để cân đối 2.034 tỷ đồng trong giai đoạn 2021 – 2025 để bố trí cho dự án này là rất khó khăn.
Hà Giang đề nghị Đoàn công tác báo cáo Thủ tướng Chính phủ tiếp tục hỗ trợ từ các nguồn Ngân sách Trung ương như dự phòng ngân sách trung ương, dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025….để hoàn thiện Dự án cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang (giai đoạn 1), đoạn qua tỉnh Hà Giang và đầu tư hoàn chỉnh Cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang đến cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy, đảm bảo Dự án được thực hiện đúng tiến độ và kế hoạch đề ra.
Báo cáo về tình hình đầu tư công, xây dựng hạ tầng trên địa bàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Nguyễn Văn Tuấn cho biết, sau khi được giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023, UBND tỉnh đã phân bổ chi tiết ngay cho các công trình, dự án để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư công (tổng kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2023 của tỉnh là 6.920 tỷ đồng); kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 và năm 2023 của tỉnh làm cơ sở triển khai thực hiện dự án đảm bảo theo đúng quy định Luật Đầu tư công.
Tuyên Quang đã điều chỉnh kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài – Lào Cai 150.000 triệu đồng để bố trí cho dự án Đầu tư xây dựng đường trục phát triển đô thị từ thành phố Tuyên Quang đi trung tâm huyện Yên Sơn (Km14 QL2 Tuyên Quang – Hà Giang) đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành trong năm 2023.
Đồng tình với kiến nghị của UBND tỉnh Hà Giang, lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang đề nghị giao bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 – 2025 số tiền 1.220 tỷ đồng từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 cho Dự án xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài – Lào Cai và Tuyến đường từ thị trấn Sơn Dương đi xã Tân Trào, huyện Sơn Dương.
Hội nghị đã trao đổi, làm rõ một số vấn đề 2 tỉnh cần quan tâm để góp phần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trên địa bàn, tập trung vào việc bổ sung các nguồn vốn cho các dự án; 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (Xây dựng nông thôn mới; Phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Xóa đói giảm nghèo bền vững); công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo…
Thống nhất và đánh giá cao kết quả phát triển kinh tế – xã hội 9 tháng đầu năm 2023 của tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, Tổng Thanh tra Chính phủ đề nghị 2 tỉnh cần sớm có giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế đã chỉ ra như: Một số chỉ tiêu đạt thấp so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn trung bình chung của cả nước; một số dự án trọng điểm triển khai chậm; kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia còn hạn chế…
Thay mặt Đoàn công tác, Tổng Thanh tra Chính phủ đề nghị, Tỉnh ủy, HĐND, UBND 2 tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quyết liệt để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn theo đúng tinh thần, chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó, cần tập trung triển khai tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là, đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cả trong đầu tư công và đầu tư ngoài ngân sách, nhằm thu hút mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển;
Hai là, cần nắm chắc tình hình để kịp thời tháo gỡ ngay khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn, nhất là các dự án trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng cho phát triển kinh tế – xã hội của địa phương;
Ba là, có giải pháp đẩy mạnh triển khai thực hiện có hiệu quả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Các địa phương cần tăng cường phối hợp với các bộ, ngành Trung ương để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia.
Bốn là, tăng cường quản lý, kiểm soát giá cả, thị trường, phòng chống gian lận thương mại; thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, bảo đảm đời sống Nhân dân; chủ động phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả thiên tai.
Năm là, thực hiện luân chuyển cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm trong thực thi công vụ; bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì công việc chung.
Về các đề xuất, kiến nghị của 2 tỉnh, Tổng Thanh tra Chính phủ ghi nhận đưa vào nội dung báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo các bộ, ngành chức năng xem xét, giải quyết theo thẩm quyền, nhất là những nội dung đã kiến nghị nhưng chậm được các bộ, ngành giải quyết, khắc phục.
Trước đó, ngày 10, 11/5/2023, thực hiện phân công của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ cũng đã trực tiếp lên làm việc với 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu. Sau khi thảo luận về tình hình, kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc, bất cập và nguyên nhân, giải pháp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của 2 tỉnh, trên cơ sở đó, Tổng Thanh tra Chính phủ đã báo cáo kết quả làm việc với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để có biện pháp tháo gỡ, giải quyết và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành chức năng tập trung thực hiện. |
Cơ quan chủ quản: Thanh tra Chính phủ
Giấy phép hoạt động: 46/GP-BC
cấp ngày: 06/5/2015
Nơi cấp: Bộ Thông tin và Truyền thông
Bir hesabınız yoksa, gerekli bilgileri doldurarak Mostbet web sitesine kaydolabilirsiniz.
© 2021 Bản quyền của Trường Cán bộ Thanh tra. Design by tcsoft.vn
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản
(Ghi rõ nguồn https://truongcanbothanhtra.gov.vn nếu sử dụng thông tin từ Website này)