Kế hoạch nhằm theo dõi, nắm tình hình quá trình triển khai, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng lớn (đường cao tốc, sân bay) để kịp thời phát hiện những dấu hiệu vi phạm liên quan đến hành vi thông thầu, gian dối khối lượng, chất lượng, vi phạm pháp luật về đất đai để có biện pháp ngăn chặn từ đầu, từ sớm, từ xa khi chưa xảy ra tiêu cực, tham nhũng; kiến nghị cấp có thẩm quyền biện pháp xử lý theo quy định.

Theo yêu cầu của TTCP, hoạt động theo dõi, nắm tình hình tập trung vào những dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A và chỉ thông qua hình thức báo cáo, trên cơ sở đó, tổng hợp quá trình thực hiện dự án của cơ quan quản lý Nhà nước, các bên trực tiếp quản lý và thực hiện dự án… đảm bảo đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan được giao theo dõi, nắm tình hình; không gây khó khăn, phiền hà hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan quản lý Nhà nước, các bên trực tiếp quản lý và thực hiện dự án… Kết quả theo dõi, nắm tình hình báo cáo Tổng TTCP tiến hành thanh tra làm rõ, báo cáo, kiến nghị cấp có thẩm quyền các biện pháp xử lý theo quy định.

Nội dung của kế hoạch bao gồm, theo dõi, nắm tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng lớn. Trong đó, theo dõi, nắm tình hình quá trình triển khai, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng lớn (đường cao tốc, sân bay…) để kịp thời phát hiện những dấu hiệu vi phạm liên quan đến hành vi thông thầu, gian dối khối lượng, vi phạm pháp luật về đất đai để có biện pháp ngăn chặn từ đầu, từ sớm, từ xa khi chưa xảy ra tiêu cực, tham nhũng; kiến nghị cấp có thẩm quyền biện pháp xử lý theo quy định.

Nội dung theo dõi, nắm tình hình quá trình triển khai, thực hiện các dự án đầu từ xây dựng hạ tầng lớn được thực hiện thông qua nội dung, báo cáo theo quy định tại Thông tư số 05/2023/TT-KHĐT ngày 30/6/2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về mẫu báo cáo, giám sát đánh giá đầu tư; chế độ báo cáo trực tuyến và quản lý vận hành hệ thống thông tin và giám sát, đánh giá đầu tư về chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước.

Cơ quan quản lý Nhà nước, người ra quyết định đầu tư, chủ đầu tư và cơ quan, đơn vị là đại diện chủ đầu tư theo chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/3/202` của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục về thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư.

Phương thức theo dõi, nắm tình hình gồm theo dõi, nắm tình hình quá trình triển khai, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng lớn thông qua báo cáo của cơ quan quản lý Nhà nước, người ra quyết định đầu tư, chủ đầu tư và cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến quá trình thực hiện dự án.

Thông qua theo dõi, nắm tình hình; phối hợp, trao đổi thông tin với Bộ Công an nếu phát hiên dấu hiệu vi phạm liên quan đến thông thầu, gian dối khối lượng, chất lượng, vi phạm pháp luật về đất đai, từ đó đề xuất cơ quan có thẩm quyền tiến hành thanh tra (hoặc điều tra) để kịp thời ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật theo quy định.

Danh mục các dự án được theo dõi, nắm tình hình bao gồm: Dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công (khoản 1 Điều 7), dự án nhóm A (điểm a khoản 2 Điều 8) theo Luật Đầu tư công số 39/2019 (QH14 ngày 13/6/2019).

Về thời gian theo dõi, nắm tình hình, cơ quan quản lý Nhà nước, người ra quyết định đầu tư, chủ đầu tư và cơ quan, đơn vị là đại diện chủ đầu tư báo cáo các dự án đang triển khai và các dự án đã, đang ra quyết định chủ trương đầu tư; việc theo dõi được tiến hành đột xuất khi có yêu cầu.

Phương Anh
(Nguồn: Thanhtra.com.vn)