Câu hỏi

2.28KPhòng chống tham nhũng
0
0 bình luận

Tôi muốn hỏi: Cơ chế kiểm soát quyền lực là gì? Hiện nay Trung ương đã ban hành văn bản nào quy định về cơ chế kiểm soát quyền lực và tăng cường phòng, chống tham nhũng hay chưa?

xuất bản

Trường Cán bộ Thanh tra trả lời

0

Cơ chế kiểm soát quyền lực là hệ thống các thiết chế tổ chức thực hiện và phương thức vận hành để kiểm soát quyền lực trong thể chế chính trị nhằm làm cho các quy định về quyền và thực hiện quyền lực nhà nước được thực hiện đầy đủ và đúng đắn. Nội dung của kiểm soát quyền lực nhà nước cũng chính là việc xây dựng cơ chế, thể chế và thực thi cơ chế, thể chế đó trên thực tiễn.

Ở Việt Nam, vấn đề kiểm soát quyền lực là một trong những nội dung quan trọng được đề cập tới trong các văn kiện Đại hội của Đảng, Cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, quy định trong các bản Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác, tạo cơ sở chính trị và cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm soát quyền lực Nhà nước ở Việt Nam. Nguyên tắc “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” được hiến định tại khoản 2, Điều 2 của Hiến pháp năm 2013.

Tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh vị trí, vai trò, tầm quan trọng và những quan điểm, định hướng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát quyền lực Nhà nước ở Việt Nam trong thời gian tới. Cụ thể: Một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030 được nêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đó là: “Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì Nhân dân phục vụ và vì sự phát triển đất nước. Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình; kiểm soát quyền lực gắn với siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của Nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức”; “chú trọng công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng và công tác dân vận của Đảng”; đồng thời khẳng định các đột phá chiến lược đó là: “Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hợp lý, hiệu quả, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực bằng hệ thống pháp luật”.

Ngoài ra, vấn đề cơ chế kiểm soát quyền lực được quy định trong một số Nghị quyết như sau:

Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ nêu rõ quan điểm: “Phân công, phân cấp gắn với giao quyền, ràng buộc trách nhiệm, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và xử lý nghiêm minh sai phạm…”

Ngày 23/9/2019, Bộ Chính trị cũng đã ban hành Quy định số 205-QĐ/TW về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền. Quy định 205-QĐ/TW xác định: “Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ là việc sử dụng cơ chế, biện pháp nhằm thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác cán bộ; phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước, nhất là các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, lộng quyền hoặc không thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và những việc phải làm trên cương vị được giao trong công tác cán bộ”.

Nghị quyết số 04/NQ-CP của Chính phủ ngày 10 tháng 01 năm 2022 về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước  gắn phân cấp, phân quyền với tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực đối với các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp, phân quyền…

 

xuất bản
Bình luận

Theme Settings