Câu hỏi

2.43KTiếp dân , Giải quyết KNTC
0
0 bình luận

Tôi là cán bộ thanh tra huyện, được giao tham mưu giải quyết tố cáo. Qua xác minh, kết luận cho thấy người tố cáo sai, không có cơ sở, làm mất uy tín của cán bộ trước kỳ Đại hội. Vậy có căn cứ nào để xử lý người tố cáo?

xuất bản

Trường Cán bộ Thanh tra trả lời

0

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 Luật Tố cáo về việc xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo thì “Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật”.

Như vậy, để xử lý người tố cáo thì phải kết luận được rõ:  Thứ nhất, nội dung tố cáo là sai, người bị tố cáo không vi phạm pháp luật; Thứ hai, người tố cáo cố ý tố cáo sai sự thật ví dụ như: có cơ sở xác định người tố cáo biết nội dung là không đúng nhưng vẫn tố cáo, cố tình bịa đặt thông tin để tố cáo…

Về việc xử lý đối với người cốý tố cáo sai sự thật, có thể căn cứ vào Điều 65 Luật Tố cáo về xử lý hành vi vi phạm của người tố cáo và những người khác có liên quan; căn cứ vào Điều 23 Nghị định 31/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và tổ chức thi hành Luật Tố cáo. Theo đó người cố tình tố cáo sai sự thật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp xác định người tố cáo cố tình tố cáo sai sự thật và đã có dấu hiệu tội phạm ví dụ như: Tội vu khống quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì cơ quan thanh tra có quyền báo cáo đề xuất với người có thẩm quyền chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử lý hình sự về hành vi vi phạm pháp luật này.

xuất bản
Bình luận

Theme Settings