Câu hỏi

1.36KNhững vấn đề khác
0
0 bình luận

Tôi đã ra quyết định xử phạt tiền đối với cá nhân với số tiền 5.000.000 đồng nhưng đối tượng bị xử phạt là người dân tộc thiểu số, thu nhập không ổn định, trong nhà không có tài sản có giá trị nên không thể chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì xử lý như thế nào?

xuất bản

Trường Cán bộ Thanh tra trả lời

0

Theo tình huống bạn hỏi thuộc trường hợp thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 73 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022  (sau đây gọi là Luật xử lý vi phạm hành chính), theo đó: Cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó. Tuy nhiên, quá trình theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân bị xử phạt bạn biết đối tượng bị xử phạt là người dân tộc thiểu số, thu nhập không ổn định, trong nhà không có tài sản có giá trị nên không thể chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Vì vậy, bạn cần tổ chức thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Trường hợp 1: Nếu cá nhân bị phạt tiền là người dân tộc thiểu số, thu nhập không ổn định, trong nhà không có tài sản có giá trị và được coi là đang gặp khó khăn về kinh tế khi đáp ứng các điều kiện và có xác nhận Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc tại Điều 76, Điều 77 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, bạn cần hướng dẫn cá nhân bị xử phạt làm các thủ tục theo thứ tự ưu tiên để: (1) hoãn thi hành quyết định phạt tiền (không quá 03 tháng, kể từ ngày có quyết định hoãn); (2) giảm một phần tiền phạt (đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền mà tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế); (3) miễn phần tiền phạt còn lại (do không có khả năng thi hành quyết định tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế).

Trường hợp 2: Nếu cá nhân bị xử phạt là người dân tộc thiểu số, thu nhập không ổn định, trong nhà không có tài sản có giá trị nên không thể chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên cá nhân bị xử phạt không thuộc trường hợp được hoãn thi hành quyết định phạt tiền; giảm, miểm tiền phạt tại Điều 76, Điều 77 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp này được xem là không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và cần phải áp dụng biện pháp cưỡng chế. Căn cứ Điều 3 của Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12­11-2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo thứ tự quy định tại khoản 2 Điều 86 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Chỉ áp dụng các biện pháp tiếp theo khi không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế đó hoặc đã áp dụng nhưng chưa thu đủ số tiền bị cưỡng chế theo quyết định cưỡng chế. Cụ thể:

  1. Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;
  2. Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
  3. Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
  4. Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
xuất bản
Bình luận

Theme Settings