Câu hỏi

1.84KPhòng chống tham nhũng
0
0 bình luận

Tôi là Giám đốc một công ty cổ phần, sắp tới công ty chúng tôi dự định sẽ chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO). Công ty tôi có phải là một công ty đại chúng thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Phòng, chống tham nhũng không? Nếu có thì áp dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng khu vực ngoài Nhà nước như thế nào?

xuất bản

Trường Cán bộ Thanh tra trả lời

0

Theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Chứng khoán năm 2019, công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong hai trường hợp sau đây:

– Trường hợp 1, công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ đã nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng quy định cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty hoàn thành việc góp vốn và có cơ cấu cổ đông đáp ứng quy định.

– Trường hợp 2, công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định.

Như vậy, sau khi hoàn tất chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng đúng quy định của pháp luật, công ty của bạn sẽ trở thành một công ty đại chúng và phải thực các quy định của pháp luật về việc áp dụng Luật Phòng, chống tham nhũng đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước như đã nêu ở trên.

Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các hành vi tham nhũng do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước thực hiện bao gồm: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi. Đồng thời, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 còn quy định trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng.

Công tác phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước tập trung vào hai trụ cột chính như sau:

Thứ nhất, xây dựng văn hoá kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng yêu cầu tất cả các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước phải xây dựng quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc đạo đức kinh doanh, quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa tham nhũng. Công ty của bạn cũng thuộc nhóm đối tượng điều chỉnh của các quy định này. Việc chủ động phòng ngừa tham nhũng trong chính tổ chức, doanh nghiệp ngoài Nhà nước vừa là nghĩa vụ vừa là nền tảng để tăng cường “hệ miễn dịch nội bộ” của doanh nghiệp.

Thứ hai, áp dụng Luật Phòng, chống tham nhũng đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước không áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước mà chỉ áp dụng cho một số các doanh nghiệp, tổ chức như: công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và đối với tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện. Những doanh nghiệp này phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng tương tự như các cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực Nhà nước ở các khía cạnh như:

– Thực hiện nguyên tắc nội dung, hình thức công khai, trách nhiệm thực hiện việc công khai, minh bạch;

– Kiểm soát xung đột lợi ích;

– Trách nhiệm, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu.

xuất bản
Bình luận
You are viewing 1 out of 1 answers, click here to view all answers.

Theme Settings