Câu hỏi

740Những vấn đề khác
0
0 bình luận

Đối với hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp thực phẩm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự phải căn cứ vào đâu?

xuất bản

Trường Cán bộ Thanh tra trả lời

0

Với câu hỏi nêu trên chúng tôi xin trả lời như sau:

Những hành vi vi phạm về trong lĩnh vực an toàn thực phẩm có tính chất phổ biến và gây nguy hiểm đáng kể cho xã hội được tội phạm hóa trong Bộ luật Hình sự  năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (gọi tắt là BLHS năm 2015). Vì vậy, đối với hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp thực phẩm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự được áp dụng chế tài hành chính. Vì vậy, để xác định tính đáng kể cho xã hội của hành vi cần thông qua các dấu hiệu pháp lý, đặc biệt dấu hiệu hành vi và hậu quả ở mặt khách quan của tội phạm tại Ðiều 317 về “Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm” của BLHS năm 2015, như sau:

* Hành vi nguy hiểm cho xã hội vi phạm các quy định về về an toàn thực phẩm:

– Sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm;

– Sử dụng hoá chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm;

– Sử dụng các loại hoá chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chất xử lý cải tạo môi trường ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không đúng quy định trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi tại điểm này hoặc điểm a khoản này mà còn vi phạm.

– Chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm; sử dụng hoá chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm.

* Hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm: cụ thể đối với hành vi chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm theo quy định ở điểm d, khoản 1, Ðiều 317 của BLHS 2015, đó là gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Như vậy, vi phạm quy định về an toàn thực phẩm không có các dấu hiệu nêu trên thì bị bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

xuất bản
Bình luận

Theme Settings