Câu hỏi

1.72KNhững vấn đề khác
0
0 bình luận

Theo quy định tại khoản 1 điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 38 Điều 1 Luật số 67/2020/QH14) quy định:
” 1. Việc giảm một phần tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt đối với cá nhân, tổ chức đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 của Luật này được quy định như sau:
a) Cá nhân tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc;
b) Tổ chức tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp…”

=> Như vậy, “việc giảm một phần tiền phạt” ở đây được xác định cụ thể như thế nào?

Ví dụ: Bà B bị XPVPHC với mức phạt tiền trong lĩnh vực lâm nghiệp là 10.000.000đ, sau đó làm đơn và có quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt VPHC. Hết thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt, bà B tiếp tục làm đơn xin giảm tiền phạt vi phạm hành chính. Nếu bà B thuộc trường hợp đối tượng được giảm tiền phạt thì số tiền bà B được giảm là bao nhiêu?

xuất bản

Trường Cán bộ Thanh tra trả lời

0

Việc giảm một phần tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức được hiểu và xác định theo Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bởi khoản 38 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020) về giảm tiền phạt được thực hiện khi đủ điều kiện và tuân theo thủ tục sau đây:

(1) Điều kiện được giảm tiền phạt vi phạm hành chính:

Thứ nhất, quyết định xử phạt đối với cá nhân, tổ chức đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020);

Thứ hai, hết thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt (không quá 03 tháng, kể từ ngày có quyết định hoãn), cá nhân, tổ chức  bị xử phạt tiếp tục gặp khó khăn  theo khoản 1 Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bởi khoản 38 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020);

(2) Thủ tục đề nghị giảm tiền phạt vi phạm hành chính

Theo khoản 6 Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bởi khoản 38 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) cá nhân, tổ chức  bị xử phạt thực hiện thủ tục đề nghị giảm tiền phạt vi phạm hành chính:

– Bước 1: Cá nhân, tổ chức phải có đơn đề nghị giảm tiền phạt kèm theo xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền gửi người đã ra quyết định xử phạt.

– Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt xem xét, quyết định việc giảm và thông báo cho người có đơn đề nghị giảm biết; nếu không đồng ý với việc giảm thì phải nêu rõ lý do.

Hiện nay, mức giảm một phần tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt chưa được quy định cụ thể. Tuy nhiên, căn cứ vào đơn đề nghị giảm tiền phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt có tường trình sự việc gặp khó khăn về kinh tế do các nguyên nhân trên và có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Trong đơn, cá nhân, tổ chức bị xử phạt có đề nghị người đã ra quyết định xử phạt xem xét giảm mức phạt xuống mức cụ thể phù hợp với điều kiện để thi hành quyết định xử phạt.

Việc quyết định số tiền phạt mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt được giảm một phần cụ thể ở mức nào phải dựa vào mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm và Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP  quy định mức phạt tiền xử phạt đối với một hành vi vi phạm hành chính: “là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt”.

Với ví dụ mà bạn nêu thì bà B bị xử phạt trong lĩnh vực lâm nghiệp là 10.000.000 đồng và bà B thuộc đối tượng được giảm tiền phạt mà mức trung bình của khung hình phạt đối với hành vi này là 5.000.000 đồng thì mức tiền giảm cho bà B không thấp hơn 5.000.000 đồng và căn cứ đơn đề nghị giảm tiền phạt kèm theo xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền mà bà B gửi cho người đã ra quyết định xử phạt để người có thẩm quyền xử phạt quyết định mức giảm cụ thể.

xuất bản
Bình luận
You are viewing 1 out of 1 answers, click here to view all answers.

Theme Settings