Câu hỏi

904Những vấn đề khác
0
0 bình luận

Xin hỏi những chứng cứ, tài liệu nào cần thu thập để chứng minh vi phạm quy định về nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự?

xuất bản

Trường Cán bộ Thanh tra trả lời

0

Với hành vi bạn nêu thuộc trường hợp quy định tại tại điểm a khoản 6 và điểm a khoản 8 Điều 22 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Điều 1 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thì mức xử phạt vi phạm hành chính.

Theo quy định của pháp luật, để xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức thì người có thẩm quyền xử phạt phải chứng minh được vi phạm trên thực tế là hành vi vi phạm hành chính và có 2 dấu hiệu sau đây:

Thứ nhất, dấu hiệu về hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội: cá nhân, tổ chức nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp thực phẩm.

Chứng cứ, tài liệu cần thu thập để chứng minh:

  • Các tài liệu, bằng chứng về nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm đối với đối với cá nhân, tổ chức:

+ Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định về pháp luật Hải quan, như: Tờ khai hải quan; Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương; Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật; Giấy phép nhập khẩu hoặc văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngoại thương và thương mại đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch hoặc văn bản thông báo giao quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu; Chứng từ, tài liệu về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu …

+ Các hồ sơ, tài liệu về sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm theo quy định của pháp luật chuyên ngành; như: Giấy phép kinh doanh; giấy tờ pháp lý liên quan về an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực; hợp đồng mua bán và các chứng từ có liên quan…

+ Biên bản kiểm tra cơ sở sản xuất chế biến, cung cấp, bán thực phẩm ghi nhận về tang vật là sản phẩm thực phẩm; cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, con người, nguyên liệu và nguồn nước sử dụng trong sản xuất, chế biến…

Thứ hai, phải có dấu hiệu về hậu quả xảy ra là: gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của (từ 01 người trở lên). Hậu quả này là kết quả tất yếu của chính hành vi thực tế nêu trên mà không phải là của một nguyên nhân khác.

Chứng cứ, tài liệu cần thu thập để chứng minh:

+ Biên bản làm việc để ghi nhận sự việc với người chứng kiến, người bị hại, người làm cứng (bao gồm thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc ngộ độc; diễn biến của vụ việc; hiện trường; thiệt hại nếu có; ý kiến trình bày của người bị thiệt hại nếu có; lời khai của có liên quan trực tiếp đến vụ việc ngộ độc; ý kiến trình bày của người chứng kiến; tang vật/phương tiện có liên quan đến vụ việc ngộ độc; Các biện pháp xử lý và ngăn chặn hậu quả do sự việc gây ra nếu có).

+ Giấy tờ khám, điều trị bệnh nhân ngộ độc;

+ Biên bản lấy mẫu xét nghiệm (mẫu bệnh phẩm như thức ăn, đồ uống, bao bì liên quan, chất nôn, phân, nước tiểu, máu bệnh nhân, …) và triển khai các bước điều tra xác minh để xác định nguyên nhân theo quy định;

+ Kết quả xét nghiệm đánh giá mức độ nhiễm độc của người sử dụng sản phẩm thực phẩm;

+ Biên bản giám định y khoa để giám định mức suy giảm sức khỏe: cho thấy vụ ngộ độc ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 01 người trở lên nhưng chưa đáng kể cho xã hội (tức là hậu quả này chưa đến mức cấu thành tội phạm quy định tại Ðiều 317 về “Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm” trong Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017, cụ thể chưa gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng).

+ Biên bản vi phạm hành chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc biên bản họp giải trình và tài liệu khác (nếu có).

xuất bản
Bình luận
You are viewing 1 out of 1 answers, click here to view all answers.

Theme Settings