(Dẫn nguồn: Báo điện tử Thanh tra) – Số liệu tổng hợp từ 26 bộ, ngành và 59 địa phương cho thấy giai đoạn 2026 – 2021, ngành Thanh tra đã triển khai 45.530 cuộc thanh tra, kiểm tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) hoặc có nội dung liên quan THTK, CLP.
Qua thanh tra, kiểm tra 68.014 cơ quan, đơn vị, phát hiện vi phạm về kinh tế 328.313 tỷ đồng, 63.184ha đất, trong đó: Kiến nghị thu hồi 135.597 tỷ đồng, 31.271ha đất; kiến nghị xử lý khác 192.717 tỷ đồng, 31.913ha đất; kiến nghị xử lý hành chính trực tiếp đối với 12.097 tổ chức, 40.907 cá nhân; kiến nghị trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị về xử lý hành chính 1.709 người, xử lý hình sự 50 người; kiến nghị chuyển cơ quan điều tra 295 vụ, 382 đối tượng; chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật trên nhiều lĩnh vực.
Toàn ngành Thanh tra đã đôn đốc thực hiện 45.855 kết luận thanh tra, kiểm tra (một cuộc thanh tra, kiểm tra ban hành nhiều kết luận thanh tra, kiểm tra; số liệu đôn đốc, xử lý sau thanh tra có luỹ kế của một số cuộc thanh tra, kiểm tra của kỳ trước); đã hoàn thành 44.636 kết luận (đạt tỷ lệ 97%), thu hồi về cho Nhà nước 39.192/55.701 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 70%), 3.894,8/7.675,6ha đất (đạt tỷ lệ 50,7%); xử lý vi phạm khác về tiền 4.016/6.468 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 62%) và 5.205ha đất; đã xử lý hành chính 12.747/13.535 tổ chức (đạt tỷ lệ 94%) và 45.312/46.405 cá nhân
(đạt tỷ lệ 98%); đã xử lý hành chính trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị 1.284 người, xử lý hình sự 31 người; đã chuyển cơ quan điều tra 241 vụ, 342 đối tượng, đã khởi tố 139 vụ, 306 đối tượng; xử lý hình sự 31 người; về hoàn thiện cơ chế chính sách, đã thực hiện 2.603/2.714 kiến nghị về cơ chế, chính sách (đạt tỷ lệ 96%).
Về kiểm tra việc thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn, trên cơ sở báo cáo tổng kết công tác thanh tra của ngành Thanh tra giai đoạn 2016 – 2021, Thanh tra Chính phủ tổng hợp cho thấy, các cơ quan hành chính Nhà nước đã ban hành 76.772 văn bản, huỷ bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung 27.374 văn bản về chế độ, định mức, tiêu chuẩn; đã tiến hành 40.228 cuộc kiểm tra việc thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn, phát hiện 2.277 vụ việc, 2.077 người vi phạm; kiến nghị thu hồi, hoàn trả cho ngân sách Nhà nước gần 8.540 tỷ đồng; đã thu hồi được hơn 6.377 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 75%).
Có thể khẳng định, trong giai đoạn 5 năm 2016 – 2021, Thanh tra Chính phủ luôn bám sát nghị quyết, chỉ đạo của Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và đạt một số kết quả nổi bật sau:
Thứ nhất: Thanh tra Chính phủ quán triệt, từng bước thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về pháp luật phòng chống tham nhũng, lãng phí, trong đó, Thanh tra Chính phủ đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; trình Chính phủ ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành và Thanh tra Chính phủ ban hành các thông tư hướng dẫn quy trình nghiệp vụ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thanh tra, phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng các đạo luật quan trọng theo hướng công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong công tác THTK, CLP.
Thứ hai: Hàng năm, Thanh tra Chính phủ phối hợp chặt chẽ vói các bộ, ngành, địa phương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện định hướng chương trình thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Trên cơ sở đó, Thanh tra Chính phủ hướng dẫn toàn ngành Thanh tra xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra, trong đó có nội dung thanh tra việc thực hiện pháp luật về THTK, CLP.
Thứ ba: Thông qua hoạt động thanh tra, Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra góp phần quan trọng trong công tác THTK, CLP, được thể hiện qua một số kết quả sau:
Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra, phát hiện, xử lý nhiều vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng tài sản, vốn ngân sách Nhà nước; qua đó đã kiến nghị với các cấp có thẩm quyền hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật còn sơ hở, bất cập dễ gây ra tham nhũng, lãng phí. Trong đó có những vụ việc sai phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, mang tính đột phá trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, như: vụ việc Mobifone mua 95% cổ phần của AVG; cổ phần hoá Cảng Quy Nhơn; các dự án, gói thầu liên quan đến Công ty CP Thái Sơn Bộ Q.P; dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn II; dự án đầu tư cải tạo, mở rộng Nhà máy
Phân đạm Hà Bắc; dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2; các gói thầu mua sắm trang thiết bị vật tư y tế tiêu hao…
Khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu cấu thành tội phạm, gây thất thoát, lãng phí lớn ngân sách, tài sản, nguồn lực của Nhà nước, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, cơ quan thanh tra đã kiến nghị chuyển cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.
Thanh tra các bộ, ngành, địa phương quan tâm xây dựng kế hoạch, tiến hành thanh tra, kiểm tra, tập trung vào công tác quản lý tài chính, ngân sách, đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng đất đai, quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp… nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, lãng phí của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Qua đó, kiến nghị thu hồi nhiều tiền, tài sản và đất đai cho nhà nước. Nhiều cơ quan thanh tra đã tích cực triển khai thanh kiểm tra về công tác THTK, CLP, thu được nhiều kết quả tích cực, điển hình nhất là kết quả thanh tra của thanh tra ngành Tài chính (triển khai 7.869 cuộc thanh tra, kiểm tra liên quan đến chấp hành pháp luật về THTK, CLP (trong đó có 2.060 cuộc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về THTK, CLP; ban hành 7.858 kết luận thanh tra. Qua thanh tra phát hiện và xử lý sai phạm 875,8 tỷ), Thanh tra tỉnh Bắc Ninh, Phú Thọ, Đăk Nông, Quảng Nam, Long An, Đồng Tháp (phát hiện, xử lý được nhiều vi phạm về tài chính, đất đai).
Thứ tư: Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí được quan tâm, đẩy mạnh trong quá trình thực hiện, nhất là việc rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định liên quan đến THTK, CLP, như: Cải cách hành chính; công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; xây dựng, thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn; xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Thứ năm: Nâng cao vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tố chức, đoàn thế chính trị – xã hội, Hiệp hội doanh nghiệp, cơ quan thông tấn, báo chí và nhân dân trong phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Bài học kinh nghiệm
Qua công tác thanh tra THTK, CLP rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Một là: Sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả của Đảng, Nhà nước và có sự phối họp chặt chẽ, thường xuyên giữa Trung ưoug và địa phương; giữa các ngành, các cấp; giữa cấp ủy với Thủ trưởng các đơn vị trong triển khai thực hiện công tác THTK, CLP.
Hai là: Thủ trưởng cơ quan hành chính các cấp phải thể hiện vai trò gương mẫu của người đứng đầu, luôn bám sát các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các quy định của pháp luật trong triển khai thực hiện công tác THTK, CLP; chủ động, tích cực, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ thuộc thẩm quyền và trách nhiệm được giao.
Ba là: Chú trọng nâng cao chất lượng công tác xây dựng thể chế, công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức; tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ thực thi công vụ; khen thưởng, kỷ luật kịp thời, chính xác, nghiêm minh.
Bốn là: Coi trọng công tác tự kiểm tra nội bộ; coi công tác thanh tra, kiểm tra THTK, CLP là nhiệm vụ thường xuyên; tích cực, chủ động nắm bắt tình hình, đề xuất nội dung thanh tra, kiểm tra phù họp với tình hình thực tế, có trọng tâm, trọng điểm; kết luận thanh tra phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng pháp luật và có tính khả thi; coi trọng công tác đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, xử lý sau thanh tra. Thực hiện nghiêm việc công khai các hành vi lãng phí và kết quả xử lý hành vi lãng phí theo quy định của Luật THTK, CLP.
Năm là: cần coi trọng, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về THTK, CLP; thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, cơ quan truyền thông và nhân dân trong THTK, CLP.
Nguyễn Anh Tuấn
Cơ quan chủ quản: Thanh tra Chính phủ
Giấy phép hoạt động: 46/GP-BC
cấp ngày: 06/5/2015
Nơi cấp: Bộ Thông tin và Truyền thông
Bir hesabınız yoksa, gerekli bilgileri doldurarak Mostbet web sitesine kaydolabilirsiniz.
© 2021 Bản quyền của Trường Cán bộ Thanh tra. Design by tcsoft.vn
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản
(Ghi rõ nguồn https://truongcanbothanhtra.gov.vn nếu sử dụng thông tin từ Website này)