Giảng
dạy bằng việc sử dụng tình huống trong các chuyên đề nghiệp vụ kỹ năng nói
chung và chuyên đề “Nghiệp vụ kỹ năng tiếp công dân” nói riêng có tác dụng
tốt đối với việc ghi nhớ các kiến thức lý luận gắn với xử lý các tình
huống thực tế khi thực hiện nhiệm vụ công vụ được giao tại cơ quan đơn vị. Khi giảng dạy
theo phương pháp nghiên cứu tình huống, giảng viên thường đưa ra
một lượng kiến thức về lý luận đầy đủ sau đó lựa chọn tình huống
điển hình, khách quan, mang tính thời sự để học viên phân tích, đánh
giá, xử lý tình huống như vậy sẽ giúp học viên có thể nhớ được
những kiến thức lý thuyết tốt hơn bởi vì một câu chuyện hay, một tình
huống tốt sẽ được ghi nhớ cùng với các biện pháp nghiệp vụ để xử lý
tình huống.
Khi
giảng viên lựa chọn tình huống nên lựa chọn những tình huống tốt có tính
chất liên kết với lí thuyết để giúp học viên khi giải
quyết tốt một tình huống, người học có thể phải vận dụng và điều chỉnh nhiều
loại lí thuyết khác nhau hình thành nên kỹ năng tự nghiên cứu, tự nắm bắt,
đánh giá, phân tích, tổng hợp.
Việc
nghiên cứu các tình huống đòi hỏi phải tổ chức làm việc nhóm. Để giải quyết
tình huống, cả nhóm học viên cùng phân tích và thảo luận để đưa
ra các giải pháp xử lý tình huống, sau đó trình bày giải pháp của
nhóm trước cả lớp. Như vậy sẽ giúp học viên tiếp thu được
kinh nghiệm làm việc theo nhóm, chia sẻ kiến thức, thông tin để cùng đạt đến
mục tiêu chung. Các kĩ năng như lắng nghe/ hồi – đáp/ ghi nhớ, ghi
chép cũng được hình thành trong quá trình tổ chức các hoạt
động trong nhóm. Như vậy, qua hoạt động học tập, trao đổi, thảo
luận trong nhóm, có sự nâng cao các năng lực trao đổi thông tin. Mặt khác,
trong vai trò của người dẫn dắt, người dạy cũng sẽ tiếp thu được rất nhiều kinh
nghiệm và những cách nhìn, giải pháp mới từ phía người học để làm phong phú bài
giảng và điều chỉnh nội dung tình huống nghiên cứu theo hướng nâng cao kỹ
năng nghiệp vụ ghi nhớ, lắng nghe, hồi – đáp… cho người học.
1. Khái
quát chung về việc sử dụng tình huống
Có
nhiều cách hiểu khác nhau về việc sử dụng tình huống, có tài liệu cho rằng đây
là một phương pháp dạy học, như tác giả Nguyễn Thị Phương Hoa, Đại học Quốc gia
Hà Nội cho rằng: “Phương pháp tình huống là một phương pháp đặc thù của dạy học
giải quyết vấn đề theo tình huống, ở đó, các tình huống là đối tượng chính của
quá trình dạy học. Trường hợp được nêu ra trong dạy học là những tình huống dạy
học điển hình và quá trình người học nghiên cứu cũng chính là quá trình hiểu và
vận dụng tri thức”.
Giáo
trình phương pháp giảng dạy tích cực, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà
Nội, Biên soạn GS.TS. Đinh Văn Tiến, ThS. Nguyễn Thị Minh Phượng cho
rằng: “Phương pháp sử dụng tình huống là một trong phương pháp dạy học tích cực
hay phương pháp giảng dạy hiện đại (theo cách gọi hiện nay) là một phương pháp
bao gồm hai bộ phận chính:
Một
là, phương
pháp thuyết trình truyền thống. Đây là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ quá trình
giảng dạy;
Hai
là, các
phương pháp bổ trợ cho thuyết trình: được sử dụng để khuyến khích người học
tham gia, tạo không khí tích cực cho học viên, thay đổi trạng thái tiếp thu
thông tin của người học.
Như
vậy, việc sử dụng tình huống trong giảng dạy phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của người học hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt
động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của
người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy.
Việc sử dụng tình huống trong giảng dạy cũng được cho là một trong những phương
pháp dạy học tích cực, nó đã kích thích được sự hứng thú, tính chủ động của học
viên.
Trong
phạm vi bài viết này, tác giả trình bày các bước cơ bản
trong việc sử dụng tình huống trong giảng dạy chuyên đề “Nghiệp vụ và kỹ năng tiếp công dân” bao
gồm các nội dung: Việc xây dựng tình huống, mô tả nội
dung tình huống, đề xuất phương án xử lý tình huống. Để thực hiện
được những yêu cầu trên giáo viên cần định hướng cho người
học biết kết hợp nhiều phương pháp học
tập khác nhau như: phát vấn, thảo luận nhóm, trực quan để
đề ra các hướng xử lý tình huống phù hợp và đúng quy định của pháp luật… Và mục
đích cuối cùng là giải quyết các vấn đề lý thuyết liên quan trong từng nội dung
của bài giảng chuyên đề “Nghiệp
vụ và kỹ năng tiếp công dân”.
Như
vậy có thể thấy quá trình xây dựng, chuẩn bị và sử dụng bài tập
tình huống trong bồi dưỡng nghiệp vụ khá công phu và phức tạp. Ở mỗi
công đoạn đều có những yêu cầu và tiêu chuẩn riêng mà giảng viên
và học viên cần phải tuân thủ. Như vậy khi sử dụng tình huống
trong bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ giảng viên cần đảm bảo yêu cầu sau:
–
Tình huống xây dựng phải phù hợp và phục vụ cho việc thực hiện mục đích, nội
dung của bài học.
–
Nội dung tình huống phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính thực
tiễn, bám sát kiến thức nghiệp vụ của chuyên đề.
– Tình huống phải có tính thực tế, phải gắn với
những vụ việc liên quan đến nghiệp vụ tiếp công dân, giúp người học
có thể liên hệ với bài học một cách dễ dàng.
–
Tình huống phải hấp dẫn, khơi dậy sự hứng thú, khơi dậy khả năng tự nghiên
cứu của học viên.
–
Tình huống phải mang tính khả thi, bảo đảm những điều kiện cần và đủ để đưa đến
giải pháp hợp lí, dễ chấp nhận.
–
Tình huống phải phù hợp đối tượng học viên, không quá đơn giản hay
quá phức tạp.
–
Phải chứa đựng phương hướng giải quyết vấn đề, thu hẹp phạm vi tìm phương
án giải quyết vấn đề đặt ra trong tình huống. Nghĩa là có định hướng rõ ràng,
nhằm đúng bản chất của vấn đề, không được chung chung, mơ hồ và có thể gây cho
người học hiểu nhầm hay hiểu lệch ý.
–
Câu hỏi phải tạo điều kiện làm xuất hiện giả thuyết, tạo điều kiện tìm ra
phương án đúng đắn nhất để giải quyết vấn đề xuất hiện trong tình huống.
–
Câu hỏi cần phải được diễn đạt đúng văn phạm, ngắn gọn, rõ ràng, chính xác,
khoa học.
–
Câu hỏi phải mang tính logic, có sự gắn kết giữa lí thuyết và thực tiễn, gây
hứng thú nhận thức, kích thích người học tư duy, tìm câu trả lời.
Các
yêu cầu triển khai đối với tình huống cần phải được phân loại từ đơn giản
đến phức tạp để có thể minh họa áp dụng cho từng nội dung
của chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng bài giảng, học viên có thể ứng dụng vào
nghiệp vụ chuyên môn được giao tại cơ quan, đơn vị.
2.
Mục đích, ý nghĩa của việc sử dụng tình huống trong giảng dạy
2.1.
Mục đích của việc sử dụng tình huống trong giảng dạy
Việc
nêu tình huống trong dạy học là tạo nên chuỗi các sự kiện có vấn đề và điều
khiển hoạt động học của người học qua chuỗi sự kiện ấy nhằm giúp người học tự
giải quyết các vấn đề đặt ra. Cụ thể:
+
Giảng viên tạo nên một hệ thống tình huống có vấn đề theo trình tự logic chặt
chẽ gắn bó với nhau theo nội dung bài giảng;
+
Giảng viên tổ chức điều khiển hoạt động học của học viên, giúp học viên vận
dụng lý thuyết vào giải quyết các vấn đề đó;
+
Giúp học viên nhận diện rõ các vấn đề đặt ra trong tình huống;
+
Việc sử dụng tình huống trong giảng dạy sẽ giúp giảng viên bám sát nội dung vấn
đề giảng dạy, làm sáng tỏ nội dung chuyên đề, học viên vận dụng vào thực tế khi
thực thi nhiệm vụ, công vụ được phân công tại cơ quan đơn vị.
2.2.
Ý nghĩa của việc sử dụng tình huống
–
Có khả năng gắn kết với thực tế rất cao vì thế lựa chọn sử dụng tình huống để
giảng dạy chuyên đề “Nghiệp vụ và kỹ năng tiếp công dân” là phù hợp.
–
Giảng dạy theo tình huống là một phương pháp tiên tiến, việc sử dụng giải quyết
tình huống trên lớp đi thẳng vào việc giải quyết các vấn đề diễn ra thực tế
trong việc thực hiện nhiệm vụ công vụ của cán bộ tiếp công dân tại cơ sở, từ
đó học viên không những có thể nhớ kiến thức lý thuyết lâu hơn mà còn
biết vận dụng lý thuyết để giải quyết các tình huống cụ thể.
Như
vậy, để việc giảng dạy chuyên đề “Nghiệp vụ và kỹ năng tiếp công dân”
thành công, cũng như nâng cao chất lượng từng nội dung bài giảng về quy trình
nghiệp vụ nói chung trong phạm vi giảng dạy cho các đối tượng học viên dự nguồn
bổ nhiệm thanh tra viên (các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Thanh tra viên) mỗi giảng
viên phải có tu duy tiếp cận về lý luận để từ đó lựa chọn các dạng bài tập tình
huống phù hợp với nội dung kiến thức cần truyền đạt. Nội dung các tình huống
được tác giả lựa chọn phân tích, xử lý trong điều kiện thời lượng hiện đang
được sắp xếp, bố trí giảng dạy 08 tiết phải trên cơ sở lồng ghép giữa
lý thuyết và thực tế để phù hợp với thời lượng lên lớp. Giảng viên
phải thường xuyên cập nhật tình hình thực tế, vận dụng kinh nghiệm thực tế
trong thực tiễn để giải quyết vấn đề lý luận từng bước đáp ứng yêu
cầu của học viên cũng như sự đổi mới của Nhà trường. Nếu tình huống được
xây dựng có chất lượng và giảng viên có kỹ năng tốt trong việc giảng dạy bằng
phương pháp sử dụng tình huống thì sẽ tạo ra những cơ hội
giúp học viên có được những kinh nghiệm thực tế, trau dồi và phát
triển được các kỹ năng thực hành cần thiết khi áp dụng vào việc thực thi
nhiệm vụ công vụ.
3. Các
bước của việc sử dụng tình huống trong giảng dạy
Việc
sử dụng tình huống trong giảng dạy được thực hiện ở các mức độ khác nhau tùy
thuộc vào sự tham gia của giảng viên và học viên vào việc giải quyết vấn đề đó
như thế nào? Nếu trường hợp giáo viên thực hiện toàn bộ quá trình giải quyết
tình huống có vấn đề trên lớp thì đó là phương pháp thuyết trình; Nếu trường
hợp cả giảng viên và học viên tham gia cùng thực hiện quá trình giải quyết tình
huống có vấn đề thì đó là phương pháp sử dụng tình huống trong giảng dạy.
Đối
với việc giảng dạy chuyên đề “Nghiệp vụ và kỹ năng tiếp công dân”, giảng viên
cụ thể hóa yêu cầu của việc sử dụng tình huống trong giảng dạy theo các
bước để ứng dụng vào việc giảng dạy, ở đó có sự tham gia cùng thực
hiện của học viên trong việc giải quyết các vấn đề mà giảng viên đặt ra, cụ thể
như sau:
Bước
1: Đặt
vấn đề, xây dựng nội dung tình huống (Công việc của giảng viên)
+ Lựa
chọn nội dung, xây dựng (tạo) tình huống có vấn đề;
+
Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh trong tình huống;
+
Nêu vấn đề cần giải quyết.
Ở
bước này giảng viên phải chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các tình huống có
vấn đề/ Mô tả nội dung tình huống/ Định dạng được các vấn đề phát sinh cần giải
quyết trong tình huống.
Đối
với học viên tiếp nhận nội dung tình huống.
Bước
2: Giải
quyết vấn đề đặt ra trong tình huống (Công việc của giảng viên: Gợi ý nội
dung; Công việc của học viên: Phát hiện, trao đổi, thảo luận)
+
Đề xuất phương án giải quyết vấn đề trong tình huống
+
Lập kế hoạch giải quyết vấn đề;
+
Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề.
Ở
bước này giảng viên đặt vấn đề cần giải quyết/ Nêu nội dung, yêu cầu cần
trao đổi, thảo luận. Chia nhóm thực hiện nội dung.
Đối
với học viên: Chia nhóm thực hiện nội dung. Cần nêu được những căn cứ
pháp lý/đề xuất được phương án xử lý/ Đánh giá ưu, nhược điểm
của phương án đã đề xuất/ Lựa chọn 1 phương án tối ưu để giải quyết
vấn đề đặt ra trong tình huống/ Thảo luận kết quả;
Bước
3: Kết
luận (Công việc của Giảng viên: Kết luận, giải quyết các nội dung có vấn đề của
tình huống/ Học viên: trao đổi lại (nếu
có))
+
Khẳng định hay bác bỏ các phương án giải quyết đã thực hiện;
+
Phát biểu kết luận.
Ở
bước này, giảng viên nhận xét, đánh giá về kết quả thảo luận của mỗi nhóm
(Khẳng định hay bác bỏ)
Đối
với học viên: Trao đổi/ phản biện (nếu có)
Bước
4: Tổng
kết và rút kinh nghiệm (Công việc của giảng viên)
+
Đánh giá tổng kết vấn đề;
+
Nêu phương án mới (nếu có)
+
Rút kinh nghiệm từ thực tế đến nội dung lý luận của của đề.
Ở
bước này giảng viên tổng kết nội dung thảo luận/ Kết luận nội dung tình huống
đã đặt ra gắn với vệc tổng kết lý luận nghiệp vụ.
Đối
với học viên: Tiếp nhận nội dung thông tin.
Như
vậy bằng việc nghiên cứu các tình huống thực tế giúp học
viên thấy được biểu hiện và vai trò của kiến thức lí thuyết đã và đang
được học. Nhờ đó, thái độ tích cực tự nghiên cứu, tự tìm hiểu, áp
dụng kiến thức lý luận vào giải quyết tình huống thực tế của học
viên giúp học viên ghi nhớ lâu, tránh việc tiếp thu kiến thức thụ động, xa
dời thực tế đồng thời thông qua việc xử lí tình huống, người học sẽ có điều
kiện để vận dụng linh hoạt các kiến thức lí thuyết vào thực tế công tác tại
cơ quan đơn vị./.
ThS.
Đặng Thùy Trâm
Giảng
viên Khoa Nghiệp vụ Giải quyết khiếu nại, tố cáo
Cơ quan chủ quản: Thanh tra Chính phủ
Giấy phép hoạt động: 46/GP-BC
cấp ngày: 06/5/2015
Nơi cấp: Bộ Thông tin và Truyền thông
Bir hesabınız yoksa, gerekli bilgileri doldurarak Mostbet web sitesine kaydolabilirsiniz.
© 2021 Bản quyền của Trường Cán bộ Thanh tra. Design by tcsoft.vn
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản
(Ghi rõ nguồn https://truongcanbothanhtra.gov.vn nếu sử dụng thông tin từ Website này)