(ThanhtraVietNam) – Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, nhằm nâng cao nhận thức trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân. Đó là nội dung trọng tâm về công tác phòng, chống tham nhũng của UBND tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới.
Theo UBND tỉnh Hậu Giang, trong thời gian tới, một số mặt hạn chế của công tác PCTN sẽ chậm được khắc phục; tình hình tội phạm tham nhũng sẽ tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là những lĩnh vực kinh tế trọng điểm, nhạy cảm. Mặt khác, do tác động của nền kinh tế và sự buông lỏng, thiếu kiểm tra, giám sát của các cấp ủy Đảng dễ dẫn đến suy thoái về tư tưởng và sự thờ ơ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trong lĩnh vực phòng ngừa tham nhũng. Đồng thời, có một bộ phận người dân ý thức không cao nên có những hành vi tiếp tay cho cán bộ, công chức, viên chức tiêu cực, tham nhũng, các hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi hơn, nghiêm trọng hơn.
Phó Tổng Thanh tra Đặng Công Huẩn cùng đoàn công tác làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang
Để thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới, UBND tỉnh yêu cầu các ngành, các cấp trong tỉnh tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
Một là: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, học tập Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X); Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gắn với Cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Nghị quyết 82/NQ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí” giai đoạn 2012 – 2017; Chỉ thị 33 – CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản; Chỉ thị 50 – CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, …
Hai là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN, nhằm nâng cao nhận thức trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân; Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các cơ quan đoàn thể, cơ quan Văn hóa, Tư pháp, Thông tin – Truyền thông và Báo, Đài đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN.
Ba là: Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra theo chương trình, kế hoạch nhằm phát hiện và xử lý nghiêm minh các vụ việc tiêu cực, tham nhũng; các cơ quan thanh tra cần tăng cường các hoạt động thanh tra để phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vụ việc tiêu cực, tham nhũng; tập trung vào những lĩnh vực trọng điểm dễ nảy sinh tham nhũng, tiêu cực, lãng phí như: Tài chính – ngân sách, mua sắm công, quản lý đất đai, xây dựng cơ bản, bồi thường thiệt hại – giải phóng mặt bằng, chính sách thương binh – liệt sĩ và chính sách người có công với cách mạng,… qua đó kịp thời phát hiện, ngăn chặn sai phạm. Đấu tranh chống biểu hiện tiêu cực, chống lề lối làm việc cửa quyền, quan liêu, thiếu tinh thần trách nhiệm, buông lỏng quản lý kinh tế, sách nhiễu, cố ý làm trái chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước, tham ô tài sản của Nhà nước và của Nhân dân.
Bốn là: Phải bám sát vào mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, nhiệm vụ chính trị của địa phương; thực hiện tốt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đã đề ra trong từng thời kỳ đổi mới của đất nước. Để đạt được những mục tiêu đó, nhiệm vụ thanh tra cần phải tập trung vào một số nội dung như: Cải tiến phương pháp hoạt động thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật, quy định của Nhà nước trên mọi lĩnh vực; Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân kịp thời, dứt điểm, làm tốt công tác này Nhân dân tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, giúp cho lãnh đạo các cấp, các ngành nắm được tình hình của đơn vị, địa phương mình để có hướng chỉ đạo đúng đắn, kịp thời.
Năm là: Triển khai thực hiện có hiệu quả các cuộc thanh tra trách nhiệm việc thực hiện các quy định của pháp luật PCTN theo Kế hoạch năm 2017; tiến hành kiểm tra việc thực hiện các kết luận thanh tra có kiến nghị về việc xử lý các vụ việc tham nhũng, lãng phí tại địa phương và vi phạm cần khắc phục; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; Chiến lược quốc gia về PCTN; Đề án đưa nội dung PCTN vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính và thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa” và “Một cửa liên thông”./.
Đình Thuyết (Nguồn: http://thanhtravietnam.vn)
Cơ quan chủ quản: Thanh tra Chính phủ
Giấy phép hoạt động: 46/GP-BC
cấp ngày: 06/5/2015
Nơi cấp: Bộ Thông tin và Truyền thông
Bir hesabınız yoksa, gerekli bilgileri doldurarak Mostbet web sitesine kaydolabilirsiniz.
© 2021 Bản quyền của Trường Cán bộ Thanh tra. Design by tcsoft.vn
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản
(Ghi rõ nguồn https://truongcanbothanhtra.gov.vn nếu sử dụng thông tin từ Website này)