Ngày 24/9/2018, Khoa Nghiệp vụ giải quyết khiếu nại tố cáo tổ chức Hội thảo chuyên đề khoa học. Tới dự và tham gia ý kiến với các chủ nhiệm chuyên đề có đồng chí Vũ Văn Chiến, Hiệu trưởng nhà trường, các giảng viên của 3 khoa nghiệp vụ và cán bộ phòng thông tin tư liệu khoa học. Đồng chí Doãn Trung Thông, Trưởng khoa Nghiệp vụ GQKNTC chủ trì Hội thảo.
Th.S Đặng Thùy Trâm, giảng viên khoa Nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo chủ nhiệm chuyên đề khoa học: “Việc sử dụng tình huống trong giảng dạy chuyên đề Quy trình và kỹ năng tiếp công dân”. Th.S Phạm Thị Thùy Dương, giảng viên Khoa Nghiệp vụ Giải quyết khiếu nại, tố cáo chủ nhiệm chuyên đề: “Nội dung giảng dạy kỹ năng nhận diện tâm lý người đi khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn tiếp xúc ban đầu của chuyê đề Quy trình và kỹ năng tiếp công dân”.
Sau khi nghe hai tác giả trình bày chuyên đề khoa học, các đại biểu đã tham gia thảo luận, góp ý kiến với mục đích để hoàn thiện nội dung chuyên đề.
Đối với chuyên đề “Việc sử dụng tình huống trong giảng dạy chuyên đề Quy tình và kỹ năng tiếp công dân”, trong phần thảo luận, ý kiến của các đại biểu cho rằng, đề tài cần xác định rõ hơn mục tiêu cần nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên; nâng cao kỹ năng sử dụng tình huống trong bài giảng; bên cạnh đó cần tập trung làm rõ phương pháp tổ chức cho học viên nghiên cứu tình huống trên lớp đối với từng trường hợp như: tình huống minh họa, tình huống có vấn đề, đồng thời giảng viên cần định lượng thời gian tổ chức trao đổi thảo luận, xử lý tình huống; cần đánh giá sâu ưu điểm, hạn chế của việc sử dụng tình huống để giảng viên rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện giảng dạy chuyên đề trên lớp trong thời gian tới; bổ sung thêm một số nội dung để làm rõ vấn đề nghiên cứu, cụ thể: Yêu cầu của việc sử dụng tình huống, cách thức sử dụng tình huống.
Với các ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự, chủ nhiệm chuyên đề tiếp thu và chỉnh sửa nhằm hoàn thiện các nội dung nghiên cứu, chuẩn bị cho việc nghiệm thu chính thức của Hội đồng khoa học Nhà trường trong thời gian tới.
Đối với chuyên đề “Nội dung giảng dạy kỹ năng nhận diện tâm lý người đi khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn tiếp xúc ban đầu của chuyên đề Quy trình và kỹ năng tiếp công dân” theo báo cáo chuyên đề, tác giả mong muốn đánh giá tình hình việc giảng dạy kỹ năng nhận diện tâm lý người đi khiếu nại, tố cáo qua đó bổ sung vào nội dung của giáo trình, giáo án.
Theo mục tiêu chuyên đề, nội dung nghiên cứu của chuyên đề được trình bày theo 3 phần: Phần 1: Một số vấn đề về kỹ năng nhận diện tâm lý người đi khiếu nại, tố cáo trong gia đoạn tiếp xúc; Phần 2: Tình hình thực hiện giảng dạy kỹ năng nhận diện tâm lý người đi khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn tiếp xúc ban đầu; Phần 3: Đề xuất kiến nghị.
Tổng hợp các ý kiến góp ý thảo luận tại hội thảo, chủ nhiệm chuyên đề cần bổ sung hoàn thiện nội dung một số nội dung sau:
Về mục tiêu nghiên cứu: cần bổ sung thêm mục tiêu nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, nâng cao kỹ năng, phương pháp giảng dạy
Tập trung phân tích rõ kỹ năng nhận diện tâm lý người đi khiếu nại, tố cáo theo đặc điểm vùng miền, địa phương, dân tộc, tôn giáo… Bên cạnh đó cần xác định rõ tâm lý bất biến của cán bộ tiếp công dân, xác định quyền của cán bộ tiếp công dân và nghĩa vụ của công dân đến khiếu nại, tố cáo. Bên cạnh đó, nêu rõ kiến nghị: bổ sung nội dung kỹ năng nhận diện tâm lý người đi khiếu nại, tố cáo vào giáo án soạn giảng; chỉnh sửa nội dung giáo trình đáp ứng yêu cầu của người học.
Kết thúc buổi Hội thảo, chủ nhiệm các chuyên đề phát biểu cảm ơn các ý kiến đóng góp của đại biểu tham dự. Chủ nhiệm các chuyên đề tiếp tục nghiên cứu và tiếp thu ý kiến góp ý để hoàn thiện trong thời gian tới./.
Đặng Thùy Trâm – Khoa NVGQKNTC
Cơ quan chủ quản: Thanh tra Chính phủ
Giấy phép hoạt động: 46/GP-BC
cấp ngày: 06/5/2015
Nơi cấp: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền của Trường Cán bộ Thanh tra. Design by tcsoft.vn
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản
(Ghi rõ nguồn http://truongcanbothanhtra.gov.vn nếu sử dụng thông tin từ Website này)