Toàn ngành cũng đã đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 3.388 kết luận và quyết định xử lý sau thanh tra, thu hồi và xử lý khác 10,5/14,9 nghìn tỷ đồng, đạt tỷ lệ 70,5%. Trong năm, các cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã tiếp 363.405 lượt công dân; xử lý 157.426 đơn đủ điều kiện; đã giải quyết 23.397 vụ việc KN,TC thuộc thẩm quyền, đạt 86,1%…
Tham gia thảo luận tại Hội nghị, phần lớn các ý kiến góp ý đều đồng tình với dự thảo báo cáo. Bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận về việc xây dựng chương trình kế hoạch thanh tra hàng năm; cho ý kiến về việc tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra như thế nào cho có hiệu lực, hiệu quả, nội dung sát với kế hoạch đề ra; báo cáo kết luận thanh tra có đầy đủ, đúng nội dung, khách quan và trung thực với phát hiện đoàn thanh tra; vấn đề kiến nghị, đề xuất, sửa đổi cơ chế chính sách pháp luật gắn với thực tiễn.
Về công tác tiếp dân, giải quyết KN,TC, các đại biểu cũng đề cập đến tình hình khiếu kiện tại địa phương mình, đồng thời trao đổi làm rõ hơn đâu là nguyên nhân dẫn đến KN,TC nhiều, bức xúc hoặc vượt cấp lên Trung ương đặc biệt là việc tổ chức thiện hiện các quyết định, kết luận giải quyết KN,TC đã có hiệu lực pháp luật; sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng nhà nước đối với các vụ việc KN,TC vượt cấp lên Trung ương.
Về PCTN, các đại biểu cho ý kiến về khâu phòng ngừa tham nhũng, trong đó biện pháp tối ưu là công khai minh bạch; về thực tế qua quá trình thanh tra, giải quyết KN,TC ngành Thanh tra phát hiện nhiều, nhưng chuyển cơ quan điều tra ít…
Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình ghi nhận và biểu dương những kết quả ngành Thanh tra đã đạt được trong năm qua. Với nỗ lực quyết tâm của mình, toàn ngành thanh tra đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao. Trên các mặt công tác đều có sự chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, giữ vững kỷ cương pháp luật, bảo đảm an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội.
Bên cạnh kết quả đạt được, PhóThủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình cũng chỉ ra những mặt hạn chế, tồn tại của ngành Thanh tra như việc xây dựng và triển khai kế hoạch thanh tra còn chậm, chưa sát với tình hình thực tế; chất lượng kết luận một số cuộc thanh tra chưa cao, chưa huy động được ý kiến phản biện, góp ý chuyên sâu của các chuyên gia trong lĩnh vực thanh tra; trong giải quyết khiếu nại, chưa gắn việc tiếp công dân với đối thoại nên kết quả còn hạn chế; việc giải quyết còn chậm,đùn đẩy, né tránh trách nhiệm giải quyết; việc kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài chưa quyết liệt; tình hình tham nhũng vẫn đang diễn biến phức tạp, xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực với mức độ phổ biến, tính chất nghiêm trọng và chưa bị đẩy lùi; việc phát hiện, xử lý tham nhũng qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo tuy có tiến bộ nhưng vẫn còn hạn chế.
Về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm 2017, Phó Thủ tướng yêu cầu, thứ nhất là ngành Thanh tra tổ chức triển khai thực hiện một cách khoa học, linh hoạt và hiệu qủa kế hoạch thanh tra năm 2017, bảo đảm theo đúng yêu cầu và nội dung định hướng đã được Thủ tướng Chính phù phê duyệt; tập trung thanh tra chuyên đề một số lĩnh vực; chủ động tham mưu và tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, các văn bản quy phạm pháp luật về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhất là Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2016.
Thứ hai, làm tốt công tác tham mưu, tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện các chủ trương, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhất là tăng cường công tác phát hiện, phối hợp xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao.
Thứ ba, đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành thanh tra; ứng dụng công nghệ thông tỉn trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động của ngành Thanh tra. Tăng cường, nâng cao hiệu quả phối hợp trong hoạt động thanh tra giữa các cơ quan trong ngành và giữa Ngành thanh tra với các Bộ, ngành, địa phương.
Thứ tư, các bộ, ngành và UBND tỉnh, thành phố cần quan tâm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác thanh tra, giải quyết KN,TC, phòng chống tham nhũng; kịp thời giải quyết các kiến nghị, tham mưu đề xuất cơ quan thanh tra trong phạm vi, chức năng nhiệm vụ được giao.
Thứ năm, ngành thanh tra cần quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết TƯ 4 khóa XII, Nghị quyết TƯ 4 khóa XI về tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng.
Thay mặt Ban cán sự đảng, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành Thanh tra, Tổng Thanh tra Phan Văn Sáu đã cảm ơn Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã dành thời gian đến dự Hội nghị và phát biểu chỉ đạo, đồng thời giao nhiệm vụ cho ngành Thanh tra năm 2017. Những ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình sẽ được ngành Thanh tra tiếp thu và được cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch công tác của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra trong năm 2017.
Tại hội nghị, Thanh tra Chính phủ tặng Cờ thi đua xuất sắc và Bằng khen cho các đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công tác thanh tra năm 2016./.
Hoàng Linh (nguồn: http://thanhtra.gov.vn)
Cơ quan chủ quản: Thanh tra Chính phủ
Giấy phép hoạt động: 46/GP-BC
cấp ngày: 06/5/2015
Nơi cấp: Bộ Thông tin và Truyền thông
Bir hesabınız yoksa, gerekli bilgileri doldurarak Mostbet web sitesine kaydolabilirsiniz.
© 2021 Bản quyền của Trường Cán bộ Thanh tra. Design by tcsoft.vn
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản
(Ghi rõ nguồn https://truongcanbothanhtra.gov.vn nếu sử dụng thông tin từ Website này)