Tên đề tài: “Thực hiện cải cách tiền lương tại Trường Cán bộ Thanh tra giai đoạn 2024 – 2026”
Loại đề tài: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Khoa
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đặng Thuỳ Trâm
Tel: E-mail: dangthuytramttcp@gmail.com
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Cán bộ Thanh tra
Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện: Viên chức Trường Cán bộ Thanh tra
Thời gian thực hiện: 03 tháng
Chính sách tiền lương là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế – xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, hiệu quả của một đơn vị. Khi kinh tế – xã hội thay đổi, bên cạnh sự thay đổi về cơ chế, chính sách phát triển chung, chính sách tiền lương cũng có sự thay đổi theo. Vì vậy, chế độ tiền lương do Nhà nước ban hành phải thường xuyên xem xét, đánh giá và đổi mới để phát huy được vai trò của chúng.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, để thực hiện tốt cải cách tiền lương bắt đầu triển khai từ ngày 01/7/2024 theo Nghị quyết 104/2023/QH15 của Quốc hội khoá XV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 10/11/2023 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, Trường Cán bộ Thanh tra cần xem xét, đánh giá kỹ lưỡng, chính xác điều kiện thực tế của đơn vị, việc xây dựng vị trí việc làm, định biên số lượng người làm việc, nguồn chi trả lương mới… để tiền lương thực sự khẳng định được giá trị đích thực của lao động chất xám, đảm bảo được cuộc sống của viên chức, người lao động. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm ra biện pháp, cách thức thực hiện có hiệu quả việc cải cách tiền lương của Trường Cán bộ Thanh tra trong giai đoạn hiện nay là vấn đề cấp thiết. Việc nghiên cứu nội dung đề tài “Thực hiện cải cách tiền lương tại Trường Cán bộ Thanh tra giai đoạn 2024 – 2026” để đưa ra giải pháp thực hiện cải cách tiền lương tại Trường Cán bộ Thanh tra giai đoạn 2024 – 2026 theo Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
1.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành các nội dung nghiên cứu của đề tài nhằm đưa ra đưa ra giải pháp, biện pháp để đảm bảo chính sách tiền lương mới thực hiện có hiệu quả tại Trường Cán bộ Thanh tra giai đoạn 2024 – 2026 theo Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương.
1.2. Mục tiêu cụ thể
Nội dung nghiên cứu của đề tài nhằm thực hiện mục tiêu cụ thể:
– Thứ nhất, làm rõ nội dung, yêu cầu và các điều kiện đảm bảo thực hiện cải cách tiền lương tại Trường Cán bộ Thanh tra theo Nghị quyết 27-NQ/TW.
– Thứ hai, đánh giá đúng về chế độ tiền lương và điều kiện để thực hiện cải cách tiền lương tại Trường Cán bộ Thanh tra hiện nay.
– Thứ ba, đề xuất các giải pháp thực hiện cải cách tiền lương tại Trường Cán bộ Thanh tra giai đoạn 2024 – 2026.
Nội dung chính của đề tài gồm ba nội dung lớn:
2.1. Nội dung 1: Những vấn đề chung về cải cách chế độ tiền lương trong đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên
Mục tiêu đạt được ở nội dung thứ nhất đó là: trình bày một cách có hệ thống lý luận về chế độ tiền lương trong đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên, địa vị pháp lý của Trường Cán bộ Thanh tra. Nêu rõ những yêu cầu, điều kiện thực hiện cải cách chế độ tiền lương của đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên.
Trên cơ sở đó, nhiệm vụ cụ thể phải thực hiện cụ thể như sau:
– Quan niệm, nội dung, đặc điểm chế độ tiền lương trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Tác giả đã phân tích, so sánh, đưa ra quan điểm, nội dung, những điểm khác biệt trong việc thực hiện chế độ tiền lương tại đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về chi thường xuyên với các loại hình đơn vị sự nghiệp công lập khác.
– Nêu rõ địa vị pháp lý của Trường Cán bộ Thanh tra trong hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập.
– Khái quát nội dung cơ bản cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW.
– Yêu cầu, điều kiện thực hiện hiệu quả cải cách chế độ tiền lương đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên nói chung và Trường Cán bộ Thanh tra nói riêng.
2.2. Nội dung 2: Thực trạng chế độ tiền lương tại Trường Cán bộ Thanh tra
Với nội dung này, tác giả tập trung phân tích, làm rõ thực trạng chế độ tiền lương hiện nay của Trường Cán bộ Thanh tra, đánh giá ưu điểm, hạn chế của chế độ tiền lương đối với viên chức, người lao động Nhà trường và thuận lợi, khó khăn khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW.
Nhiệm vụ cụ thể của phần này cần phải thực hiện:
– Khái quát vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức của Trường Cán bộ Thanh tra.
– Thực tiễn chế độ tiền lương tại Trường Cán bộ Thanh tra.
– Đánh giá chung về thực trạng chế độ tiền lương Trường Cán bộ Thanh tra.
+ Kết quả đạt được: Ưu điểm, thuận lợi để thực hiện cải cách chế độ tiền lương.
+ Vướng mắc, hạn chế, bất cập và khó khăn trong thực hiện cải cách.
2.3. Nội dung 3: Định hướng, giải pháp cải cách chế độ tiền lương tại Trường Cán bộ Thanh tra
Thực hiện chính sách cải cách tiền lương đối với viên chức Nhà trường phải đúng đường lối, chủ trương của Đảng, quy định pháp luật của Nhà nước và phù hợp với kinh tế thị trường; tiếp cận, vận dụng linh hoạt, có chọn lọc kinh nghiệm về thực hiện cải cách tiền lương của các đơn vị sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khác. Thực hiện cải cách tiền lương của Nhà trường phải phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế, mức tăng năng suất lao động của viên chức, người lao động Nhà trường.
Từ cơ sở lý luận và việc phân tích, đánh giá về thực trạng chế độ tiền lương tại Trường Cán bộ Thanh tra, tác giả đưa ra một số giải pháp, lộ trình thực hiện giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả cải cách chế độ tiền lương. Nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện đó là:
– Định hướng về quan điểm, mục tiêu, nội dung cần triển khai để thực hiện cải cách chính sách tiền lương tại Trường Cán bộ Thanh tra theo Nghị quyết số 27-NQ/TW
– Đề xuất một số giải pháp cụ thể thực hiện cải cách chính sách tiền lương tại Trường Cán bộ Thanh tra:
+ Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và quy chế chi tiêu nội bộ của Trường Cán bộ Thanh tra.
+ Giải pháp về tài chính để tăng nguồn thu, tiết kiệm chi.
+ Giải pháp về đánh giá chất lượng lao động.
+ Giải pháp quản lý và sử dụng quỹ tiền lương.
+ Các giải pháp khác: Tuyên truyền phổ biến nội dung Nghị quyết 27-NQ/TW; Hoàn thiện nội quy, quy chế nội bộ điều chỉnh hoạt động của Nhà trường; Thực hiện tinh giản biên chế theo quy định; Thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí….
– Đề xuất, kiến nghị đối với Thanh tra Chính phủ, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Cán bộ Thanh tra.
Qua việc nghiên cứu về chính sách, thực trạng thực hiện quy định về tiền lương đối với viên chức nói chung và viên chức Trường Cán bộ Thanh tra nói riêng, kết quả nghiên cứu của đề tài đã làm rõ vai trò của tiền lương đối hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị. Cụ thể, đề tài đã đạt được một số kết quả nghiên cứu chính sau đây:
Đối với Trường Cán bộ Thanh tra: Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo để cải cách chính sách tiền lương đối với viên chức gắn với phát triển dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng chuyên nghiệp, hiện đại; thực hiện tinh giảm biên chế cùng với các chính sách phúc lợi khác để bảo đảm cuộc sống cho viên chức, người lao động Nhà trường; rà soát, sửa đổi các quy định của Quy chế Chi tiêu nội bộ, Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng lao động hàng tháng và các quy chế có liên quan như quy chế định mức giờ giảng, quy chế làm việc,… để chỉnh sửa, bổ sung theo hướng lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, khối lượng, chất lượng, tiến độ và hiệu quả công việc, ý thức trách nhiệm đối với công việc làm căn cứ đánh giá, xếp loại viên chức, người lao động, xây dựng chức trách, nhiệm vụ cho từng nhóm viên chức, người lao động, tăng cường kỷ cương, kỷ luật lao động, tăng năng suất lao động, có chế độ khen thưởng về vật chất tương xứng đối với các trường hợp có nhiều thành tích, có sáng kiến, có đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường, nhất là góp phần tăng nguồn thu, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Đối với Thanh tra Chính phủ: Nội dung đề tài là tài liệu tham khảo để Thanh tra Chính phủ nghiên cứu, xem xét rà soát hoàn thiện thể chế theo quy định hiện hành, phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên; bổ sung chức năng nhiệm vụ cho Trường Cán bộ Thanh tra được thực hiện chức năng phục vụ cộng đồng trực tiếp là tư vấn pháp luật về Thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN, tiêu cực có thu phí và không thu phí.
Đối với cá nhân nghiên cứu khoa học: Thông qua nội dung nghiên cứu, các cá nhân nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, đồng thời hiểu được hệ thống thang bảng lương, hình thức trả lương, các nguyên tắc về tiền lương…đặc biệt là ý thức, trách nhiệm của viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ công vụ được giao./.
Cơ quan chủ quản: Thanh tra Chính phủ
Giấy phép hoạt động: 46/GP-BC
cấp ngày: 06/5/2015
Nơi cấp: Bộ Thông tin và Truyền thông
Bir hesabınız yoksa, gerekli bilgileri doldurarak Mostbet web sitesine kaydolabilirsiniz.
© 2021 Bản quyền của Trường Cán bộ Thanh tra. Design by tcsoft.vn
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản
(Ghi rõ nguồn https://truongcanbothanhtra.gov.vn nếu sử dụng thông tin từ Website này)