TÓM TẮT KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI/ CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC
Loại
đề tài: Chuyên đề khoa học
Tên
chuyên đề: “Việc sử dụng tình huống trong giảng dạy chuyên đề “Nghiệp vụ và kỹ năng
tiếp công dân”
Chủ
nhiệm chuyên đề: ThS. Đặng Thùy Trâm, Giảng viên Khoa Nghiệp vụ
Giải quyết khiếu nại, tố cáo
Cơ
quan chủ trì chuyên đề: Khoa Nghiệp vụ Giải quyết khiếu nại, tố cáo,
Trường Cán bộ Thanh tra
Thời
gian thực hiện: 8 tháng (Từ tháng 04/2018 đến tháng 11/2018).
1.
Mục tiêu nghiên cứu
Với
mong muốn tạo ra một buổi học sinh động, xây dựng một môi trường học tập
lấy học viên là trung tâm, nơi mà học viên cảm thấy thoải
mái khi tham gia trao đổi, thảo luận về các kỹ năng nghề nghiệp với
nhau. Việc sử dụng tình huống trong giảng dạy sẽ làm thay đổi cách học thụ động
của học viên, tạo hứng thú cho học viên, giúp học viên tích lũy thêm
kinh nghiệm đồng thời giúp giảng viên từng bước nâng cao chất lượng bài giảng.
Từ
đó, tác giả đặt ra các mục tiêu nghiên cứu cơ bản sau:
Thứ
nhất, nâng cao kỹ năng sử dụng tình huống trong bài giảng một cách
phù hợp nhằm làm sâu sắc thêm nội dung kiến thức kỹ năng trong giảng dạy
chuyên đề “Nghiệp vụ và kỹ năng tiếp công dân”;
Thứ
hai, đánh giá và tổng kết việc sử dụng tình huống trên cơ sở đó đưa ra
những đề xuất kiến nghị trong quá trình sử dụng tình huống trong giảng dạy
chuyên đề “Nghiệp vụ và kỹ năng tiếp công dân”.
2. Nội
dung chính
Giảng
dạy bằng việc sử dụng tình huống trong các chuyên đề nghiệp vụ kỹ năng nói
chung và chuyên đề “Nghiệp vụ kỹ năng tiếp công dân” nói riêng có tác dụng
tốt đối với việc ghi nhớ các kiến thức lý luận gắn với xử lý các tình
huống thực tế khi thực hiện nhiệm vụ công vụ được giao tại cơ quan, đơn
vị. Khi giảng dạy theo phương pháp nghiên cứu tình
huống, giảng viên thường đưa ra một lượng kiến thức về lý
luận đầy đủ sau đó lựa chọn tình huống điển hình, khách quan, mang
tính thời sự để học viên phân tích, đánh giá, xử lý tình huống, như
vậy sẽ giúp học viên có thể nhớ được những kiến thức lý
thuyết tốt hơn bởi vì một câu chuyện hay, một tình huống tốt sẽ được
ghi nhớ cùng với các biện pháp nghiệp vụ để xử lý tình huống.
Bằng
việc nghiên cứu các tình huống thực tế giúp học viên thấy
được biểu hiện và vai trò của các kiến thức lí thuyết đã và đang được học. Nhờ
đó, thái độ tích cực tự nghiên cứu, tự tìm hiểu, áp dụng kiến thức lý
luận vào giải quyết tình huống thực tế của học viên giúp học
viên ghi nhớ lâu, tránh việc tiếp thu kiến thức thụ động, xa rời thực tế
đồng thời thông qua việc xử lí tình huống, người học sẽ có điều kiện để vận
dụng linh hoạt các kiến thức lí thuyết vào thực tế công tác.
Để việc giảng
dạy chuyên đề “Nghiệp vụ và kỹ năng tiếp công dân” thành công, nâng cao chất
lượng từng nội dung bài giảng tác giả nghiên cứu chuyên đề “Việc sử dụng tình huống trong giảng dạy
chuyên đề “Nghiệp vụ và kỹ năng tiếp công dân” trong phạm vi giảng
dạy cho đối tượng học viên dự nguồn bổ nhiệm Thanh tra viên (các lớp bồi
dưỡng nghiệp vụ Thanh tra viên). Nội dung các tình huống được tác giả lựa chọn
phân tích, xử lý trong điều kiện thời lượng của chuyên đề “Nghiệp vụ và kỹ năng tiếp công dân” hiện
đang được sắp xếp, bố trí giảng dạy 08 tiết, mỗi tình huống giảng viên lựa chọn
và phân tích, xử lý trên cơ sở lồng ghép giữa lý thuyết và thực tế để phù hợp
với thời lượng lên lớp của chuyên đề.
Nội
dung chuyên đề gồm 3 phần:
Phần
1: Những vấn đề lý luận chung về việc sử dụng tình huống trong giảng dạy
chuyên đề “Nghiệp vụ và kỹ năng tiếp công dân”.
Phần
2: Sử dụng tình huống trong giảng dạy chuyên đề “Nghiệp vụ và kỹ năng tiếp công
dân” và những vấn đề thực tiễn đặt
ra.
Phần 3:
Đề xuất, kiến nghị.
3.
Kết quả chính đạt được
Qua
nội dung nghiên cứu, tác giả tổng kết, đánh giá được việc triển khai các tình
huống trên lớp hiện nay của giảng viên giảng dạy chuyên đề “Nghiệp vụ và
kỹ năng tiếp công dân”, đồng thời chỉ ra ưu điểm, hạn chế, nguyên
nhân của việc sử dụng tình huống hiện nay của giảng viên trong giảng dạy. Từ
đó, tác giả đã rút ra những yêu cầu cơ bản đối với giảng viên khi sử dụng
tình huống trong giảng dạy chuyên đề “Nghiệp vụ và kỹ năng tiếp công dân”. Cụ
thể:
Thứ nhất, để sử
dụng tình huống trong giảng
dạy tốt, giảng viên cần chủ động phối hợp với Phòng Đào tạo để tìm hiểu sơ
lược về đối tượng học viên qua danh sách trích ngang của lớp học. Điều này giúp
cho giảng viên chủ động sử dụng các tình huống và thiết bị dạy học
phù hợp để nâng cao chất lượng bài giảng.
Thứ hai, khi soạn giáo án giảng viên cần chuẩn
bị hệ thống các câu hỏi (câu hỏi đóng và câu hỏi mở), các tình huống, các
phương án xử lý… phù hợp với từng nội dung kiến thức của bài
giảng. Xây dựng hệ thống giáo án phù hợp với từng đối tượng học viên nhằm
từng bước nâng cao chất lượng bài giảng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành
và thực tế trong hoạt động tiếp công dân ở địa phương, đơn vị.
Thứ ba, giảng viên khi thiết kế bài
giảng trên powerpoint, lựa chọn các từ khóa, hình ảnh, sơ đồ phù hợp… làm phong
phú thêm nội dung, tạo ra sự sinh động trong tiết giảng và gây hứng thú cho học
viên, để học viên dễ nhớ, dễ nắm bắt, dễ hệ thống được bài học.
Thứ
tư, giảng viên cần nắm vững ưu, nhược điểm của từng phương pháp dạy học
tích cực; nắm vững đối tượng học viên và hoàn cảnh cụ thể của lớp học để vận
dụng các tình huống giảng dạy cho phù hợp. Việc kết hợp các phương
pháp giảng dạy tích cực cần phải linh động để vận dụng một cách linh hoạt và
chủ động nhất là đối với những bài giảng về kỹ năng nghiệp vụ nói
riêng và đối với chuyên đề “Nghiệp
vụ và kỹ năng tiếp công dân” nói riêng. Bên cạnh đó, còn tạo sự
hứng thú, kích thích sự tìm tòi, đi sâu nghiên cứu và học tập của học viên, làm
cho học viên phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong học tập.
Thứ năm, cần
liên hệ với thực tiễn, gắn liền lý luận với thực tiễn. Để bài giảng sinh động,
giàu sức thuyết phục, giảng viên cần phải liên hệ với thực tiễn của thế giới,
của đất nước, của địa phương và từ đó khái quát làm sáng tỏ về mặt lý luận.
Thứ sáu, giảng
viên cần tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là
tích lũy kiến thức thực tế để xây dựng hệ thống tình hướng đảm bảo yêu cầu đặt
ra.
Cơ quan chủ quản: Thanh tra Chính phủ
Giấy phép hoạt động: 46/GP-BC
cấp ngày: 06/5/2015
Nơi cấp: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền của Trường Cán bộ Thanh tra. Design by tcsoft.vn
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản
(Ghi rõ nguồn http://truongcanbothanhtra.gov.vn nếu sử dụng thông tin từ Website này)