TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ
TÀI/ CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC
Loại
đề tài: Chuyên đề khoa học
Tên
chuyên đề: “Thực trạng các biện pháp nghiệp vụ xác minh trong giải quyết khiếu
nại hành chính”
Chủ
nhiệm chuyên đề: ThS. Phạm Hồng Lương, Phó Trưởng khoa Nghiệp vụ giải quyết
khiếu nại, tố cáo, Trường Cán bộ Thanh tra
Điện
thoại: 0982.903.497;
E-mail:
phamhongluong69@gmail.com;
Thời
gian thực hiện: (từ tháng 4/2017 đến tháng 12/2017).
1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên
cứu chuyên đề nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực trạng thực
hiện biện pháp xác minh trong giải quyết khiếu nại hành chính, từ đó đưa ra
kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật về xác minh trong giải
quyết khiếu nại hành chính. Từ việc nghiên cứu sâu các biện pháp xác minh trong
giải quyết khiếu nại hành chính giúp giảng viên thực hiện giờ giảng trên lớp
mang lại hiệu quả cao hơn.
2. Nội dung chính
Thông
tư 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định quy
trình giải quyết khiếu nại hành chính. Trong tiến hành xác minh nội dung
khiếu nại, Thông tư đã quy định các biện pháp xác minh khiếu nại. Quá
trình thực hiện, người xác minh sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để thu
thập thông tin, tài liệu bằng chứng, xác định chứng cứ nhằm làm rõ nội dung
khiếu nại, kết luận vụ việc, báo cáo người giải quyết khiếu nại ra quyết định
giải quyết khiếu nại hành chính. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật quy định về các
biện pháp xác minh trong giải quyết khiếu nại cũng có những bất cập hạn chế.
Bao gồm: “Biện pháp” là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể, trong khi
đó có biện pháp còn nặng về thủ tục hành chính (Như biện pháp: Làm việc trực
tiếp với người khiếu nại, người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ
giúp viên pháp lý của người khiếu nại) chưa đi sâu cách thức thực hiện. Biện
pháp trưng cầu giám định mặc dù Thông tư 07/2013/TT-TTCP đưa ra, nhưng thực tế,
chưa có quy định cụ thể về kinh phí thực hiện trình tự thực hiện, trong giải
quyết khiếu nại, nên sẽ rất khó thực hiện (Theo Luật Giám định tư pháp 2012 tại
khoản 2 Điều 2 có quy định “Người trưng cầu giám định bao gồm cơ quan tiến hành
tố tụng, người tiến hành tố tụng”. .. , Vì vậy, trong giảng dạy, giảng viên đã
bổ sung các kỹ năng, mục tiêu thực hiện các biện pháp, cách thức thực hiện. Tuy
nhiên, đối với những giảng viên mới giảng dạy và chưa có nhiều kinh nghiệm thực
tế thì việc bổ sung cách thức kỹ năng thực hiện là cả một quá trình nghiên cứu,
trao đổi, lựa chọn từ lý thuyết đến vận dụng vào thực tế. Vì thế, với mong muốn
từng bước nâng cao hiệu quả giảng dạy chuyên đề “Nghiệp vụ giải quyết khiếu nại
hành chính”, tác giả đã lựa chọn “Biện pháp xác minh trong giải quyết khiếu nại
hành chính” để nghiên cứu.
Chuyên đề chia làm 03 phần chính
–
Phần 1: Những vấn đề chung về biện pháp xác minh trong giải quyết khiếu nại
hành chính:
Tác
giải đã làm rõ khái niệm về biện pháp xác minh trong giải quyết khiếu nại hành
chính. Biện pháp xác minh trong giải quyết khiếu nại hành chínhlà một biện pháp
nghiệp vụ do người được giao nhiệm vụ xác minh thực hiện trong quá trình giải
quyết khiếu nại, nhằm làm rõ sự thật qua thực tế và chứng cứ cụ thể để đối
chiếu với những quy định của pháp luật khẳng định rõ đúng, sai và kết luận một
cách khách quan, chính xác về quyết định hành chính, hành vi hành chính bị
khiếu nại.
Đồng
thời nêu hiện nay đang sử dụng các biện pháp xác minh đó là: Làm việc với người
khiếu nại, người bị khiếu nại, người có liên quan; Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng; Tiếp nhận, xử lý
thông tin tài liệu, bằng chứng; Xác minh thực tế; Trưng cầu, giám định; Sử dụng
các phương tiện hỗ trợ; Tổ chức đối thoại; Đánh giá thông tin, xác định chứng
cứ;
– Phần 2: Thực trạng thực hiện các biện pháp xác minh:
Tác
giả đã đánh giá chung việc thực hiện các biện pháp: Thông tư 07/2013/TT-TTCP ngày
31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành
chính đã đưa ra các biện pháp xác minh giúp người giải quyết khiếu nại hoặc
người được giao nhiệm vụ xác minh có cơ sở để lựa chọn các biện pháp xác minh.
Thu thập thông tin, tài liệu bằng chứng, xác định chứng cứ, làm rõ nội dung
khiếu nại. Tuy nhiên để vận dụng được các biện pháp thì người xác minh cần có
những kỹ năng thực hiện mới mang lại hiệu quả cao. Đối với nhưng thủ tục hành
chính khi thực hiện việc xác minh đương nhiên phải thực hiện mới đảm bảo tính
pháp lý của việc xác minh, nên không cần thiết phải đưa vào (Biện pháp làm việc
với người khiếu nại như thủ tục kiểm tra nhân thân người khiếu nại, người đại
diện, người được ủy quyền…).
Biện
pháp trưng cầu giám định cho kết quả chính xác cao. Tuy nhiên trong trường
hợp phải trưng cầu giám định thì chưa quy định cụ thể, các văn bản tài liệu
khác chỉ quy định cụ thể trong tố tụng. Vả lại, thực hiện biện pháp này mất
nhiều thời gian và thường tốn kém (như giám định gen, giám định sức khỏe, chữ
viết, chữ ký, hồ sơ, giấy tờ…) chỉ nên thực hiện trong trường hợp thật cần
thiết, không tìm được biện pháp khác thay thế.
–
Phần 3: Kiến nghị và kết luận. Từ những bất cập đã nêu và thực tế thực hiện các
biện pháp xác minh, tác giả đề xuất kiến nghị phương hướng hoàn thiện các biện
pháp xác minh
Kiến
nghị hoàn thiện biện pháp xác minh trong giải quyết khiếu nại hành chính.
Thứ
nhất: Biện pháp 1. Biện pháp làm việc với người khiếu nại: không cần thiết đưa
thủ tục kiểm tra nhân thân của người khiếu nại người đại diện, người được ủy
quyền (đây là việc đương nhiên phải thực hiện mới đảm bảo tính pháp lý của việc
xác minh)
Bổ
sung: Trước khi làm việc phải nghiên cứu tâm lý của đối tượng khiếu nại để có
biện pháp giao tiếp, ứng xử cho phù hợp để khai thác được thông tin, tài liệu
bằng chứng;
Trong
khi làm việc với người khiếu nại người xác minh làm rõ nội dung khiếu nại (chốt
được người khiếu nại khiếu nại mấy vấn đề đó là những vấn đề nào?) cơ sở pháp
lý của từng vấn đề? Thông tin tài liệu bằng chứng liên quan đến vấn đề khiếu
nại mà người khiếu nại có thể cung cấp. Những yêu cầu, kiến nghị, đề nghị của
người khiếu nại.
Thứ
hai: Về trưng cầu giám định: Luật Khiếu nại quy định trưng cầu giám định là một
trong những nội dung xác minh chỉ thực hiện khi cần thiết, Thông tư 07 cũng đã
nêu cách thức thực hiện. Tuy nhiên, chưa có văn bản nào đề cập đến thủ tục
trưng cầu, kinh phí thực hiện và thủ tục thanh toán.
Đề
xuất: Cần quy định tại văn bản khác bổ sung thủ tục thực hiện biện pháp trưng
cầu giám định kinh phí thực hiện và quy định rõ cơ quan, đơn vị thanh toán để
thuận lợi cho người thực hiện.
3. Kết quả chính đạt được
Thực tế nghiên cứu “Biện pháp xác minh trong giải quyết
khiếu nại hành chính” cho thấy:
3.1. Khi thực hiện các biện pháp xác minh cần:
(1)
Lựa chọn biện pháp khả thi để thực hiện sao cho đảm bảo thu thập được thông
tin, tài liệu, bằng chứng cứ chứng minh: Thông tư 07/2013/TT-TTCP ngày
31/10/2013 quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính đã quy định các
biện pháp xác minh khiếu nại. Tuy nhiên, còn có những bất cập người thực hiện
các biện pháp xác minh cần nghiên cứu kỹ quy định thực hiện từng biện pháp, xây
dựng kế hoạch chi tiết có những biện pháp bắt buộc phải thực hiện, còn lại, có
thể lựa chọn biện pháp khả thi, thiết thực để thu thập thông tin, tài liệu bằng
chúng, xác định chứng cứ để chứng minh tính đúng sai của nội dung khiếu nại.
(2) Vận dụng các kỹ năng cần thiết để thực hiện các biện
pháp xác minh trong giải quyết khiếu nại hành chính. Trong quá trình thực hiện
các biện pháp xác minh, người thực hiện phải tìm hiểu thêm kỹ năng nghiệp vụ để
vận dụng thực hiện biện pháp tối ưu, như kỹ năng khai thác thông tin, tài liệu
bằng chứng, kỹ năng giao tiếp với đối tượng xác minh, kỹ năng nghe, hỏi; đồng
thời đòi hỏi người tiến hành xác minh nắm bắt tâm lý từng đối tượng xác minh để
thực hiện việc xác minh có hiệu quả.
3.2.
Qua nghiên cứu chuyên đề cho thấy để nâng dần chất lượng giảng dạy phần
“Biện pháp xác minh trong giải quyết khiếu nại hành chính” cần thực hiện:
(1) Nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm hiểu sâu về
các biện pháp xác minh trong giải quyết khiếu nại hành chính, khi giảng dạy để
có thể giải thích cho học viên, ngoài những tiến bộ, những ưu điểm còn những
bất cập như đã nêu ở trên.
(2) Nghiên cứu thêm các quy định xác minh trong kiểm tra
Đảng, trong thanh tra, trong giải quyết tố cáo và các nghiệp vụ xác minh trong
chuyên ngành ở các lĩnh vực xác minh so sánh, nắm bắt và vận dụng.
(3) Tăng cường trao đổi chuyên môn trong khoa và với Hội
đồng chuyên môn, tăng cường dự giờ để nâng cao chất lượng giảng dạy, nhất là
đối với các giờ liên quan trực tiếp đến nội dung khiếu nại; sưu tầm các tài
liệu liên quan đến khiếu nại và giải quyết khiếu nại đa dạng đối với các lĩnh
vực, từ đó tập hợp, xem xét, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm giải quyết các vụ
việc. Người tiến hành xác minh lựa chọn, sử dụng các biện pháp nào để đạt hiệu
quả cao trong giải quyết khiếu nại hành chính;
(4) Tăng cường thực tiễn để nắm bắt được khi trực tiếp
thực hiện nghiệp vụ người thực hiện vận dụng lý thuyết thực hiện như thế nào?
Kinh nghiệm xử lý các tình huống; Tăng cường sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, nghe
các buổi báo cáo kinh nghiệm của các đồng chí Lãnh đạo các cục vụ, Lãnh đạo
Thanh tra Chính phủ để học hỏi nâng cao kiến thức thực tiễn, đưa vào giảng dạy;
Đồng thời đưa các vướng mắc giữa Luật với Nghị định và Thông tư hướng dẫn, ra
tổ chức hội thảo, trao đổi trong khoa chuyên môn.
Giảng
viên giảng dạy nghiệp vụ cần có kinh nghiệm thực tiến nhất định: Ngoài việc
tham khảo các tài liệu lý thuyết, giảng viên cần tiếp cận thực tiễn, tham gia
các đoàn xác minh, giải quyết khiếu nại hành chính từ đó đúc rút kinh nghiệm
cho bản thân để vận dụng vào giảng dạy mới đạt hiệu quả tốt.
3.3.
Qua nghiên cứu chuyên đề đã đề xuất với Thanh tra Chính phủ
Về lâu dài đề nghị sửa đổi Luật Khiếu nại, Nghị định hướng dẫn thực hiện, Thông tư quy định quy trình thực hiện sao cho thống nhất. Đặc biệt trong Thông tư chỉ nêu cách thức mục tiêu thực hiện, ngoài ra cần bổ sung tại văn bản khác về thủ tục thực hiện biện pháp để thuận lợi cho người thực hiện./.
Cơ quan chủ quản: Thanh tra Chính phủ
Giấy phép hoạt động: 46/GP-BC
cấp ngày: 06/5/2015
Nơi cấp: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền của Trường Cán bộ Thanh tra. Design by tcsoft.vn
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản
(Ghi rõ nguồn http://truongcanbothanhtra.gov.vn nếu sử dụng thông tin từ Website này)