TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ
TÀI/ CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC
Loại
đề tài: Chuyên đề khoa học
Tên chuyên đề: “Phân
định nội dung kiến thức đào tạo, bồi dưỡng chuyên đề “Phương pháp tiến hành một
cuộc thanh tra” giữa hai chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Thanh tra
viên và Thanh tra viên chính”
Chủ nhiệm đề tài: ThS.
Lê Thanh Thủy, Giảng viên Khoa Nghiệp vụ Thanh tra
E-mail:
Thanhthuyttcp@gmail.com
Cơ quan chủ trì đề
tài: Trường Cán bộ Thanh tra
Cơ quan và cá nhân
phối hợp thực hiện:
– Đ/c Phạm Đăng Dũng,
Trưởng khoa NVTT;
– Đ/c Dương Mạnh
Hùng, Phó khoa NVTT.
Thời gian thực
hiện: năm 2016.
1. Mục tiêu nghiên cứu
Chuyên đề “Phân định
nội dung kiến thức đào tạo, bồi dưỡng chuyên đề “Phương pháp tiến hành một cuộc
thanh tra” giữa hai chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Thanh tra viên và
Thanh tra viên chính nhằm mục đích xác định căn cứ phân định được nội dung giảng
dạy giữa hai chương trình Thanh tra viên và Thanh tra viên chính chuyên đề “Phương
pháp tiến hành thanh tra” và hình thành đề cương sơ bộ chuyên đề “Phương pháp
tiến hành thanh tra” thuộc chương trình Thanh tra viên và Thanh tra viên chính.
2. Nội dung chính
Qua quá trình nghiên
cứu, chuyên đề đã đạt được những kết quả như sau: so sánh, phân biệt sự giống
và khác nhau chuyên đề “Phương pháp tiến hành một cuộc thanh tra” thuộc chương
trình Thanh tra viên và Thanh tra viên chính; đánh giá thực trạng tình trạng
chồng chéo giữa 02 chương trình, từ đó rút ra khung chương trình của chuyên đề “Phương
pháp tiến hành thanh tra” của chương trình Thanh tra viên và Thanh tra viên
chính, cụ thể như sau:
– Khung chuyên đề “Phương
pháp tiến hành một cuộc thanh tra” của chương trình Thanh tra viên
I.
Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra trong quá trình tiến
hành thanh tra
1. Vị trí của thành
viên Đoàn thanh tra trong quá trình tiến hành thanh tra
2. Vai trò của thành
viên Đoàn thanh tra trong quá trình tiến hành thanh tra
3. Nhiệm vụ, quyền
hạn của thành viên Đoàn thanh tra trong quá trình tiến hành thanh tra
4. Mối quan hệ giữa
thành viên Đoàn thanh tra và Trưởng đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh
tra, đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
II. Các hình thức
thanh tra
III. Nguyên tắc tiến
hành thanh tra
Trong mục này nên căn
cứ vào Điều 3, Thông tư 05/2014, cụ thể:
“1. Việc thành lập
Đoàn thanh tra phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung, phạm vi cuộc thanh
tra. Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra phải đáp ứng yêu cầu về
năng lực, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.
2. Trưởng đoàn thanh
tra có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành hoạt động của Đoàn thanh tra; chịu trách
nhiệm trước người ra quyết định thanh tra, trước pháp luật về kết quả cuộc
thanh tra.
Thành viên Đoàn thanh
tra thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra; chịu trách
nhiệm trước Trưởng đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra và trước pháp
luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Trưởng đoàn thanh
tra, thành viên Đoàn thanh tra phải thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu
sự kiểm tra, giám sát theo quy định.
4. Hoạt động của Đoàn
thanh tra phải bảo đảm nguyên tắc chính xác, khách quan, công khai, dân chủ,
kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân
là đối tượng thanh tra.
5. Việc tiến hành
thanh tra phải đúng nội dung, phạm vi, đối tượng, thời gian theo quyết định
thanh tra; tuân thủ trình tự, thủ tục, thẩm quyền được quy định tại Luật Thanh
tra, các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra và
Thông tư này.”
IV. Trình tự, thủ tục
tiến hành thanh tra
Trong nội dung này,
dựa trên Thông tư 05/2014 làm rõ các nội dung liên quan đến trách nhiệm của
thành viên Đoàn thanh tra theo hướng: chủ thể thực hiện, thực hiện như thế nào,
nhiệm vụ, quyền hạn của người thực hiện, chế độ thông tin, báo cáo; nội dung
liên quan đến trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra thì nêu thẩm quyền thực
hiện, mối quan hệ giữa Trưởng đoàn và thành viên đoàn trong từng công việc cụ
thể.
– Khung chuyên đề “Phương
pháp tiến hành một cuộc thanh tra” của chương trình Thanh tra viên chính:
I.
Trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra và người ra quyết định thanh tra trong
quá trình thanh tra
1.
Trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra
2.
Trách nhiệm của người ra quyết định thanh tra
3. Mối quan hệ giữa Trưởng
đoàn thanh tra với người ra quyết định thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra,
đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
II. Tổ chức thực hiện
quá trình tiến hành thanh tra
Trong nội dung này
cần tiếp cận từ nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra, các nội dung
liên quan đến trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra cần nêu và phân tích rõ
trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra trong từng công việc của quá trình tiến
hành thanh tra.
III. Công tác sau
thanh tra
1. Tổng kết hoạt động
của đoàn thanh tra
2. Thực hiện kết luận
thanh tra
2.1. Nguyên tắc thực
hiện kết luận thanh tra
2.2. Trách nhiệm của
cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện kết luận thanh tra.
2.3. Theo dõi, đôn
đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra
Với những kiến nghị, đề
xuất trên có thể tham khảo nhằm chỉnh sửa lại khung chương trình Thanh tra viên
và Thanh tra viên chính trong thời gian tới, tránh sự trồng chéo giữa hai
chương trình và có thể đưa thêm các nội dung thiết thực đáp ứng nhu cầu học tập
của học viên.
Thực hiện “Chiến lược
phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” là “xây dựng
ngành Thanh tra, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thanh tra chuyên nghiệp,
trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và
hội nhập quốc tế”.
Để thực hiện mục tiêu
trên, một trong những công việc quan trọng và cấp thiết của Trường Cán bộ Thanh
tra hiện nay là phải thường xuyên nghiên cứu, đổi mới giáo trình, tài liệu, nội
dung học tập, đa dạng hóa các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp đối
tượng học tập và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan thực hiện chức năng
thanh tra. Đây không chỉ là một yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của Trường mà còn là
một xu hướng tất yếu khách quan của mỗi Nhà trường nói chung và của Trường Cán
bộ Thanh tra nói riêng. Nó không chỉ là một công việc cấp bách mà còn là một
công việc thường xuyên và lâu dài để từng bước xây dựng Trường Cán bộ Thanh tra
thành Học viện Thanh tra tới đây.
Thông qua việc nghiên cứu chức trách, nhiệm vụ và yêu cầu trình độ, năng
lực công tác của ngạch Thanh tra viên và Thanh tra viên chính; yêu cầu của
những công việc mà họ thường đảm nhận trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh
tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Thông việc nghiên
cứu, phân tích, đánh giá thực trạng Chuyên đề “Phương pháp tiến hành một cuộc
thanh tra” trong hai chương trình Thanh tra viên và Thanh tra viên chính; làm
rõ những mặt được và chưa được của chuyên đề này trong hai chương trình; trong
đó đi sâu phân tích, làm rõ nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế.
Để nâng cao chất lượng giáo trình, tài liệu; khắc phục các tồn tại, hạn
chế của chuyên đề này trong hai chương trình, tác giả đã đề xuất cụ thể về hai
đề cương của chuyên đề “Phương pháp tiến hành một cuộc thanh tra” trong hai
chương trình Thanh tra viên và Thanh tra viên chính nhằm đáp ứng nhu cầu học
tập của học viên, giúp học viên củng cố kiến thức để có thể thực hiện nhiệm vụ
khi tham gia đoàn thanh tra. Qua đó nâng cao chất lượng cuộc thanh tra, nâng
cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước./.
Cơ quan chủ quản: Thanh tra Chính phủ
Giấy phép hoạt động: 46/GP-BC
cấp ngày: 06/5/2015
Nơi cấp: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền của Trường Cán bộ Thanh tra. Design by tcsoft.vn
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản
(Ghi rõ nguồn http://truongcanbothanhtra.gov.vn nếu sử dụng thông tin từ Website này)