TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ
TÀI/ CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC
Loại
đề tài: Chuyên đề khoa học
Tên
chuyên đề: “Một số vấn đề lý luận kỹ năng nghiệp vụ giải quyết tố cáo trong
giảng dạy nghiệp vụ thanh tra viên”
Chủ
nhiệm chuyên đề: ThS. Doãn Trung Thông, Chức vụ: Trưởng
khoa
Địa
chỉ: Khoa Nghiệp vụ Giải quyết khiếu nại, tố cáo – Trường Cán bộ Thanh tra
Điện
thoại: 0919613881
Cơ
quan chủ trì chuyên đề: Trường Cán bộ Thanh tra
Cơ
quan và cá nhân phối hợp: Khoa Nghiệp vụ Giải quyết khiếu nại, tố cáo
Thời
gian thực hiện: 10 tháng (từ tháng 03/2017 đến tháng 12/2017).
1. Mục tiêu nghiên cứu
Phát
triển lý luận nghiệp vụ giải quyết tố cáo mang tính chuyên sâu, bổ sung nội
dung kiến thức lý luận nghiệp vụ vào hoạt động giảng dạy nghiệp vụ giải quyết
tố cáo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Thanh tra viên.
2. Nội dung chính
Nghiệp
vụ giải quyết tố cáo là chuyên đề nghiệp vụ chuyên sâu nhằm bồi dưỡng, nâng cao
khả năng thành thạo cho người học vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết
một vụ việc tố cáo cụ thể, do vậy, nội dung kiến thức giảng dạy phải có sự cụ
thể hóa các quy định pháp luật từ các văn bản quy phạm phạm pháp luật thành hệ
thống các kỹ năng tác nghiệp, sát với hoạt động thực tiễn của người phải thực
hiện công việc giải quyết vụ việc tố cáo.
Quy
định của pháp luật tố cáo hiện hành, bao gồm các quy định có tính nguyên tắc
pháp lý về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo, trách nhiệm của
người có liên quan; thẩm quyền và trách nhiệm của người giải quyết tố cáo; nội
dung trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo; khen thưởng và xử lý vi phạm. Các hệ
thống văn bản pháp luật tố cáo và giải quyết tố cáo hiện nay mới chỉ quy định
một cách chung nhất, mang tính định khung, chưa cụ thể hóa trình tự, thủ tục,
cách thức thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cơ bản để người thực thi pháp luật
có thể căn cứ vào đó để thực hiện, vì vậy, khi giải quyết tố cáo, người giải
quyết tố cáo, người xác minh phải tự mình tư duy, hành động linh hoạt sao cho
có thể đạt được kết quả, do đó, hoạt động giải quyết tố cáo sẽ phụ thuộc rất
nhiều vào kinh nghiệm, ý chí chủ quan của mỗi người khi thi hành công vụ.
Bản
chất của hoạt động giải quyết tố cáo là một quá trình mà người giải quyết tố
cáo, người xác minh, thông qua hành vi thực thi công vụ của mình để thực hiện
“chuỗi hành động” theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định để làm rõ nội
dung tố cáo là có thật hay không có thật, có hành vi vi phạm pháp luật hay
không có hành vi vi phạm pháp luật, hành vi vi phạm pháp luật có phải chịu
trách nhiệm pháp lý hay không phải chịu trách nhiệm pháp lý, nếu phải chịu
trách nhiệm pháp lý thì phải chịu trách nhiệm pháp nào, mức độ chịu trách nhiệm
pháp lý ra sao… các hành động này phải được thực hiện trên các cơ sở, nguyên
tắc khoa học – pháp lý, đúng quy định pháp luật chứ không thể tùy tiện, song
đáng tiếc, hiện nay trong quy định pháp luật tố cáo vẫn còn đang thiếu vắng các
quy định, trong tài liệu giảng dạy nghiệp vụ giải quyết tố cáo cũng còn chưa có
đầy đủ về nội dung kiến thức về kỹ năng nghiệp vụ giải quyết tố cáo, giúp cho
người học nắm vững cách thao tác, vận dụng khi tác nghiệp.
Để
khắc phục hạn chế đó, chủ nhiệm chuyên đề thấy cần thiết phải tiến hành nghiên
cứu sâu thêm một bước về kỹ năng nghiệp vụ giải quyết tố cáo, xây dựng cơ sở lý
luận, phương pháp thực hành kỹ năng giải quyết tố cáo, trên cơ sở nội dung giáo
trình, tài liệu bồi dưỡng Thanh tra viên hiện có, trên cơ sở kết quả nghiên
cứu, tiến hành cập nhật kiến thức vào đề cương, giáo án để giảng dạy, góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ giải quyết tố cáo. Vì vậy, chủ
nhiệm chuyên đề nghiên cứu nội dung “Một số vấn đề lý luận kỹ năng nghiệp vụ
giải quyết tố cáo trong giảng dạy nghiệp vụ thanh tra viên”.
3. Kết quả chính đạt được
Tác
giả đã đề cập đến một số nội dung cơ bản như: Một số vấn đề chung về kỹ năng
nghiệp vụ giải quyết tố cáo, trong đó, tác giả trình bày một số quan niệm về về
kỹ năng giải quyết tố cáo; Tính đặc thù của hoạt động giải quyết tố cáo; Những
yêu cầu đối với công tác giảng dạy nghiệp vụ giải quyết tố cáo đối với cán bộ,
giảng viên giảng dạy chuyên đề “Nghiệp vụ giải quyết tố cáo”. Bên cạnh đó, tác
giả chuyên đề cũng chỉ ra thực trạng về lý luận kỹ năng nghiệp vụ giải quyết tố
cáo trong hoạt động giảng dạy nghiệp vụ thanh tra viên như: Thực trạng về hệ
thống lý luận đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ giải quyết tố cáo; Thực trạng về nội
dung tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ giải quyết tố cáo; Thực trạng cập
nhật, bổ sung lý luận kỹ năng nghiệp vụ giải quyết tố cáo trong giảng dạy
nghiệp vụ thanh tra viên. Đồng thời nêu rõ các yếu tố ảnh hưởng như: Năng lực
giảng dạy, Năng lực nghiên cứu, tinh thần trách nhiệm trong nghiên cứu của
giảng viên; Các điều kiện phục vụ nghiên cứu. Tính pháp lý của hệ thống lý luận
kỹ năng nghiệp vụ khi đưa vào giảng dạy.
Để
việc tiếp tục đổi mới nội dung kiến thức, phương pháp giảng dạy đạt kết quả
tốt, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng, tác giả khuyến nghị cần
thực hiện tốt các nội dung sau:
Một
là: Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học tổng kết thực tiễn, xây dựng hệ
thống các kỹ năng thực hiện biện pháp nghiệp vụ
Thực
hiện tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, đổi mới nội dung lý luận và hệ thống kiến
thức kỹ năng nghiệp vụ bổ sung vào đề cương, giáo án giảng dạy.
Tiếp
tục nghiên cứu, làm rõ các quy định về pháp luật tố cáo trên góc độ tiếp
cận giảng dạy nghiệp vụ; xây dựng hệ thống lý luận về khoa học hành
vi pháp lý trong lĩnh vực tố cáo và giải quyết tố cáo làm cơ sở cho công tác
giảng dạy. Thực hiện việc cập nhật, bổ sung nội dung mới vào đề cương, giáo án
giảng dạy theo hướng cụ thể hóa nội dung, quy trình thực hiện các thao tác kỹ
năng theo từng nghiệp vụ trên cơ sở trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo theo
quy định pháp luật ở tất cả các nội dung ở từng giai đoạn giải quyết tố cáo:
Tiếp nhận, kiểm tra điều kiện giải quyết tố cáo; thụ lý tố cáo; chuẩn bị giải
quyết tố cáo; tiến hành xác minh và báo cáo kết quả xác minh tố cáo; Kết luận
tố cáo; Công khai kết luận và xử lý vi phạm (nếu có). Cụ thể hóa trình tự, thủ
tục, nội dung, giới hạn phạm vi thẩm quyền… áp dụng biện pháp nghiệp vụ theo
quyền mà pháp luật tố cáo quy định, như: nội dung, trình tự, thủ tục, phương
pháp thực hiện công việc,… khi áp dụng biện pháp nghiệp vụ: làm việc với người
tố cáo, bị tố cáo, người có liên quan; trực tiếp kiểm tra thu thập thông tin,
tài liệu, chứng cứ; trưng cầu giám định; yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu
bằng chứng; các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác, đánh giá, nhận định, kết
luận, kiến nghị xử lý vi phạm …
–
Tiếp tục nghiên cứu phương pháp tổng kết thực tiễn, làm cơ sở để thúc
đẩy, từng bước chuẩn hóa họat động nghiên cứu, tổng kết thực tiễn của giảng
viên.
–
Ứng dụng kết quả nghiên cứu thông qua việc thí điểm giảng dạy, đánh giá kết quả
giảng dạy kiến thức kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu, từng bước chuẩn hóa nội dung
giảng dạy kỹ năng nghiệp vụ giải quyết tố cáo.
Hai
là: Nâng cao năng lực thực tiễn cho giảng viên
–
Nhà trường tổ chức cho giảng viên tăng cường nghiên cứu khoa học, nghiên cứu
thực tiễn, tổng kết lý luận từ thực tiễn để bổ sung vào nội dung, giáo án giảng
dạy.
–
Mỗi giảng viên phải chú trọng hơn nữa việc tự học tập, nghiên cứu, tổng kết
thực tiễn, gắn việc nghiên cứu khoa học với đổi mới, nâng cao chất lượng giảng
dạy./.
Cơ quan chủ quản: Thanh tra Chính phủ
Giấy phép hoạt động: 46/GP-BC
cấp ngày: 06/5/2015
Nơi cấp: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền của Trường Cán bộ Thanh tra. Design by tcsoft.vn
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản
(Ghi rõ nguồn http://truongcanbothanhtra.gov.vn nếu sử dụng thông tin từ Website này)