Cụ thể, triển khai, quán triệt và cụ thể hóa các văn bản của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước bảo đảm tính toàn diện, đồng bộ, thống nhất, phù hợp, công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình; tiếp tục hoàn thiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, xử lý kịp thời, nghiêm minh khi phát hiện tham nhũng, tiêu cực; tuyên truyền, giáo dục nhận thức sâu sắc trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động để “không cần tham nhũng”, “không thể tham nhũng” và “không dám tham nhũng”.

Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kiểm soát xung đột lợi ích trong khu vực công và phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ, vai trò công tác thanh tra, kiểm tra; kiên quyết và đẩy mạnh hơn nữa hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Tiếp tục phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, các tầng lớp nhân dân và báo chí, truyền thông trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Từng bước hoàn thiện trình tự, thủ tục tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo, phản ánh hành vi tham nhũng, tiêu cực; kịp thời khen thưởng và bảo vệ cá nhân tố giác, phát hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực.

Tổ chức và triển khai nhiều kênh để tiếp nhận thông tin phản ánh về tham nhũng, nhất là đơn thư tố cáo, thông tin báo chí, dư luận xã hội; tăng cường phối hợp giữa báo chí, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị – xã hội với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn và phát hiện kịp thời hành vi nhũng nhiễu, đưa nhận hối lộ; tổ chức khen thưởng, bảo vệ người tố cáo tham nhũng kịp thời, thích đáng./.

Yến Ngọc
(Nguồn: ThanhtraVietNam)